Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (2/7): Philippines mua tên lửa HIMARS và BrahMos

Quân sự thế giới hôm nay (2/7) có những thông tin đáng chú ý sau: Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự với Anh và Pháp; Lục quân Philippines sẽ mua tên lửa HIMARS và tên lửa BrahMos; Belarus đưa vào biên chế tiểu đoàn tên lửa S-400 thứ hai.

'Lỗ hổng' về phòng không của châu Âu / Chuyên gia: Việc viện trợ ATACMS là để bù đắp cho tổn thất của Ukraine trong cuộc phản công

* Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự với Anh và Pháp

Mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) ngày 1/7 đưa tin Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã cử một phái đoàn tham vấn chiến lược quốc phòng tới thăm Anh và Pháp từ ngày 24/6 đến ngày 1/7 nhằm thảo luận việc phát triển quan hệ quốc phòng song phương.

CGTN dẫn nguồn từ một thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốccho biết phái đoàn quân sự Trung Quốc cũng trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm với phía Anh và Pháp, qua đó tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Trung Quốc tăng cường hợp tác quốc phòng với Anh và Pháp. Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo Reuters, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Anh cho biết Đối thoại chiến lược quốc phòng Anh - Trung Quốc đã được tổ chức tại London và “nội dung các cuộc thảo luận đề cập đến chiến lược quốc phòng của hai nước, tình hình Ukraine, an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ổn định chiến lược và vấn đề phổ biến hạt nhân, quan hệ quốc phòng giữa Anh và Trung Quốc...”.

Reuters cũng đưa tin Ngoại trưởng Anh James Cleverly có thể sẽ thăm Trung Quốc trong tháng 7 trong bối cảnh Anh đang tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc và cùng tham gia các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, biến đổi khí hậu, và các biện pháp phòng vệ trước các mối đe dọa an ninh quốc gia.

* Lục quân Philippines sẽ mua tên lửa HIMARS và tên lửa BrahMos

Theo Naval News, Philippines cân nhắc mua các hệ thống tên lửa mới nhằm hiện đại hóa năng lực tác chiến của Lục quân. Kế hoạch mua các hệ thống tên lửa tiên tiến như tên lửa HIMARS của Mỹ và tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos của Ấn Độ đã được Tư lệnh Lục quân Philippines Trung tướng Romeo Brawner nhấn mạnh trong Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập Trung đoàn pháo binh lục quân.

Các kế hoạch đầy tham vọng của Lục quân được đưa ra khi Manila đang bước vào giai đoạn cuối (Horizon 3) trong chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang kéo dài 15 năm. Tại buổi lễ, Trung tướng Romeo Brawner nhấn mạnh: “Trong những năm tới, các bạn sẽ thấy một Trung đoàn pháo binh lục quân mạnh mẽ hơn... Chúng tôi sẽ sớm cho ra mắt các hệ thống vũ khí, khí tài mới”.

Lục quân Philippines sẽ mua tên lửa HIMARS. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ

Hiện tại Trung đoàn pháo binh lục quân Philippines có 12 khẩu pháo tự hành ATMOS 2000 phục vụ tác chiến trên bộ và phòng thủ bờ biển. Tuy nhiên, trung đoàn này chưa có bất kỳ hệ thống tên lửa phòng không nào và Lục quân Philippines dựa vào các loại súng tự động để chống lại các mối đe dọa từ trên không.

 

Về yêu cầu đối với hệ thống tên lửa bờ, Lục quân Philippines dự kiến sẽ mua tên lửa hành trìnhchống hạm siêu thanh BrahMos (liên doanh Ấn Độ - Nga). Trước đó, Hải quân Philippines cũng đã đặt hàng 3 tổ hợp BrahMos cho lực lượng thủy quân lục chiến, bắt đầu được bàn giao vào tháng 12 tới. Lục quân Philippines có thể sẽ mua 2 tổ hợp BrahMos trong năm nay.

Đối với hệ thống tên lửa phóng loạt, Lục quân Philippines đang tiến hành đàm phán mua tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (tên lửa HIMARS) theo như Trung tướng RomeoBrawner đã tuyên bố: “Chúng ta sẽ có tên lửa chống hạm, chúng ta sẽ có pháo phòng không, và chúng ta sẽ có tên lửa HIMARS trong vài năm tới”.

* Belarus đưa vào biên chế tiểu đoàn tên lửa S-400 thứ hai

Belarus đưa vào biên chế tiểu đoàn tên lửa S-400 thứ hai. Ảnh: Bulgarian Military

Theo Bulgarian Military, ngày 1/7 Bộ Quốc phòng Belarus ra thông báo cho biết đã thành lập và đưa vào hoạt động thêm một tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-400. Thiếu tướng Andrey Lukyanovich, Tư lệnh Phòng không - Không quân Belarus, cho biết nhân sự tiểu đoàn S-400 mới được thành lập đã trải qua một quá trình huấn luyện nghiêm ngặt và chặt chẽ tại trường bắn Kapustin Yar ở Nga và hiện sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu khi cần thiết.

Trước đó, Belarus nhận lô hàng S-400 mới vào ngày 28-5 trong lộ trình tăng cường năng lực hệ thống phòng không của mình. Trước khi được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa S-400, Belarus chỉ có 7 tiểu đoàn tên lửa S-300PS thực hiện nhiệm vụ phòng không tầm cao. Hệ thống tên lửa S-300PS được sản xuất từ thời Liên Xô dự kiến sẽ tiếp tục được sử dụng song song với hệ thống S-400 mới được trang bị.

 

Ngoài S-400, Belarus cũng đang mua tên lửa đạn đạochiến thuật Iskander-M nhằm tăng cường khả năng tác chiến đất đối đất, bù đắp cho những hạn chế trong tác chiến không quân của quân đội Belarus.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm