Quân sự thế giới hôm nay (6/6): Đáp trả NATO, Nga tổ chức tập trận hải quân
Hệ thống radar mới sẽ giúp “lá chắn thép” Patriot không thể xuyên thủng? / Nga phòng thủ cảng chiến lược ở Crimea bằng vũ khí cực hiếm
* Nga tổ chức tập trận hải quân đáp trả NATO
Theo Reuters, ngày 5/6 Bộ Quốc phòng Nga thông báo bắt đầu tổ chức các cuộc tập trận hải quân trên vùng Biển Baltic, Biển Nhật Bản và Biển Okhotsk, chỉ một ngày sau khi các quốc gia thành viên NATObắt đầu cuộc tập trận thường niên ở vùng biển này.
Quân đội Nga đã huy động 40 tàu chiến, 25 máy bay và khoảng 3.500 binh sĩ tham gia cuộc tập trận tại Biển Baltic. Dự kiến cuộc tập trận ở đây sẽ kéo dài đến hết ngày 15/6.
Nga tổ chức tập trận hải quân ở Biển Baltic, Biển Nhật Bản và Biển Okhotsk. Ảnh tư liệu: Reuters |
Tại vùng Biển Nhật Bản và Biển Okhotsk, Moscow cũng bắt đầu các cuộc tập trận hải quân với sự tham gia của hơn 60 tàu chiến và tàu hỗ trợ, 35 máy bay và hơn 11.000 binh sĩ. Cuộc tập trận kéo dài đến hết ngày 20-6.
Trước đó, NATO đã bắt đầu các cuộc tập trận thường niên có sự tham của 6.000 binh sĩ, 50 tàu chiến và khoảng 45 máy bay chiến đấu, trong đó Phần Lan lần đầu tiên tham gia với tư cách là thành viên liên minh.
* Reuters đưa tin đụng độ và pháo kích lại diễn ra ác liệt ở Sudan. Người dân địa phương cho biết đã xảy ra cướp bóc và tình trạng vô pháp luật đang lan rộng ở thủ đô Khartoum sau hơn 7 tuần diễn ra xung đột giữa các phe phái quân sự ở Sudan.
Giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng bán quân sự RSF nhanh chóng gia tăng sau khi thỏa thuận ngừng bắn do Saudi Arabia và Mỹ làm trung gian hết hạn vào ngày thứ Bảy (3-6) vừa qua.
Xung đột vũ trang giữa các phe phái đã khiến hơn 1,2 triệu người Sudanphải rời bỏ nhà cửa và khoảng 400.000 người phải đi tị nạn ở các nước láng giềng. Thủ đô Khartoum hiện là nơi đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất do là nơi diễn ra các cuộc giao tranh chính giữa 2 phe và tình trạng cướp bóc đã xảy ra.
Giao tranh lại nổ ra giữa các phe phái ở Sudan. Ảnh: Reuters |
Ngày 5-6, ngoài pháo kích, đụng độ giữa lực lượng bộ binh đã xảy ra ở 3 thành phố của Sudan là Khartoum, Omdurman và Bahri. Người dân cho biết các vụ pháo kích và giao tranh xảy ra ác liệt ở các quận phía Đông Khartoum và vành đai phía Nam của thủ đô. Các vụ cướp phá diễn ra công khai hằng ngày ở các khu dân cư mà không có lực lượng nào ngăn chặn.
* Biểu tình chống NATO tiếp diễn bất chấp cảnh báo từ Ankara
Ngày 5-6, The New Arab đưa tin hàng trăm người đã xuống đường biểu tình ở trung tâm Stockholm để phản đối nỗ lực của Thụy Điển xin gia nhập NATO và phản đối luật chống khủng bố mới của nước này.
Phát ngôn viên Liên minh chống NATO tại cuộc biểu tình Tomas Pettersson cho biết: “Luật chống khủng bố đang nhằm vào người Kurd ở Thụy Điển và ý tưởng phía sau luật này là nhằm ‘bắt giữ và xử nạn nhân bị coi là khủng bố’ để Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển”.
Luật chống khủng bố mới có hiệu lực từ ngày 1-6 hình sự hóa việc “tham gia một tổ chức khủng bố”. Đây là một phần trong những nỗ lực của Thụy Điển nhằm tăng cường hoạt động lập pháp chống khủng bố theo yêu cầu từ phía Thổ Nhĩ Kỳ để được chấp thuận trở thành thành viên NATO.
Biểu tình chống NATO lại nổ ra ở Thụy Điển. Ảnh: Getty Images |
Trước đó, Ankara đã bày tỏ sự không hài lòng đối với việc Thụy Điển để các cuộc biểu tình có tên “Nói KHÔNG với NATO, Nói KHÔNG với luật Erdogan ở Thụy Điển” được công khai tổ chức bởi các nhóm thân với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ đặt ngoài vòng pháp luật. Thổ Nhĩ Kỳcho rằng “những kẻ khủng bố PKK tiếp tục hoạt động một cách tự do ở Thụy Điển là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được” và kêu gọi chính quyền Thụy Điển ngăn chặn các cuộc biểu tình.
Mặc dù PKK bị Thụy Điển và Liên minh châu Âu coi là một tổ chức khủng bố, người ủng hộ tổ chức này vẫn được phép biểu tình ở những nơi công cộng ở Thụy Điển. Ngày 2-6, Bộ trưởng Tư pháp Thụy Điển Gunnar Strömmer khẳng định luật chống khủng bố mới không tấn công quyền tự do ngôn luận, còn Bộ trưởng Ngoại giao Tobias Billstrom thì ca ngợi luật mới là bước đi mới nhất của Thụy Điển theo một thỏa thuận đã ký với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm ngoái để Ankara phê chuẩn tư cách thành viên NATO cho Stockholm.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho đến nay vẫn chặn Thụy Điển trở thành thành viên NATO với cáo buộc Stockholm là nơi ẩn náu của phần tử khủng bố người Kurd.
End of content
Không có tin nào tiếp theo