Quốc tế

Quyết định của Hải quân Mỹ khi F-35C yếu đuối

Hải quân Mỹ vừa khở động chương trình nâng cấp tiêm kích hạm F/A-18 lên chuẩn Super Hornet SLM - quyết định được đưa ra liên quan đến sức mạnh của F-35C.

Những sự thật ít người biết về vai trò của các đệ nhất phu nhân Mỹ / Lo bị tấn công, F-35 Mỹ luyện cất/hạ cánh trong rừng

Hải quân Mỹ vừa đưa vào biên chế phi đội tiêm kích trên hạm F/A-18F Super Hornet đầu tiên trong số 300 chiếc sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn Super Hornet SLM, còn gọi là block 3.

Chương trình nâng cấp phi đội Super Hornet của Hải quân Mỹ là một phần trong hợp đồng ký kết với Boeing. Hợp đồng bao gồm, kiểm tra máy bay và xác minh đặc tính vật lý của vật liệu chế tạo, sửa đổi có bảo hành và sửa chữa không bảo hành, cập nhật phần mềm và linh kiện điện tử để nâng cao hiệu suất chiến đấu và tuổi thọ cho máy bay.

Quyet dinh cua Hai quan My khi F-35C yeu duoi
Tiêm kích hạm F/A-18.

Gói nâng cấp SLM dựa trên phiên bản Advanced Hornet mà Boeing đã giới thiệu trước đây nhưng chưa tìm được khách hàng phù hợp. Cụ thể, Super Hornet SLM sẽ được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) AN/APG-79.

Buồng lái "nhà kính" với các màn hình hiển thị LCD khổ rộng thế hệ mới. Cập nhật phần mềm. Bổ sung thêm hệ thống tìm kiếm và theo dõi mục tiêu hồng ngoại (IRST), thùng nhiên liệu đa giác gắn trên gốc cánh.

Nâng cấp và trang bị hệ thống tác chiến điện tử tích hợp (IDECM). Trang bị động cơ General Electric F-414-400 có công suất mạnh nhưng tiết kiệm nhiên liệu hơn. Về cơ bản Super Hornet SLM không khác so với Advanced Hornet. Nó là sự cụ thể hóa các tính năng mới trên khung máy bay sẵn có.

Gói nâng Super Hornet SLM giúp nâng cao hiệu suất chiến đấu của Super Hornet lên một tầm cao mới. Máy bay được tối ưu hóa cho các nhiệm vụ chiến đấu không đối không, đối hải và tấn công mặt đất. Super Hornet SLM sẽ giúp Hải quân Mỹ duy trì sức mạnh thống trị đại dương trong khi F-35C vẫn chưa thể hoạt động với sức mạnh tối đa như thiết kế do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Điều đặc biệt là với gói nâng cấp lên chuẩn Super Hornet SLM, tiêm kích hạm F/A-18 sẽ cùng với F-35C là cặp tiêm kích hạm chủ lực của Hải quân Mỹ chứ nó không bị thay thế như Mỹ thông báo khi bắt đầu thực hiện chương trình máy bay thế hệ 5 F-35.

 

Việc Hải quân Mỹ phải song song sử dụng cả F/A-18 và F-35C xuất phát từ nguyên nhân dòng tiêm kích thế hệ 5 vẫn tồn tại loạt nhược điểm chưa thể khắc phục. Hãng tin Task &Purporse cho biết rằng, khả năng F-35C bị hạn chế sử dụng vì bán kính chiến đấu nhỏ, chúng chỉ có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trong khu vực gần.

Các chuyên gia chỉ trích rằng, các máy bay chiến đấu mới của Hải quân Mỹ là một phần của những dự án đắt đỏ nhất trong lịch sử công nghiệp quân sự nước này, tuy nhiên vừa xuất hiện chúng đã trở nên lỗi thời. Kết luận của các nhà chức trách đã xác nhận rằng, phiên bản máy bay tiêm kích trên tàu chiến F-35C sẽ không thể thực hiện tốt các nhiệm vụ chiến đấu nếu không được tiếp nhiên liệu.

Bán kính chiến đấu của tiêm kích thế hệ mới F-35C khi không tiếp nhiên liệu khoảng 1240 km. Vì vậy, nếu các hạm đội Hải quân với các tàu sân bay trong quá trình tác chiến phải di duyển theo F-35C hoặc phải chở theo các máy bay tiếp nhiên liệu. Nhưng điều khiến các chuyên gia lo lắng đó là nếu phải tiếp nhiên liệu trên không sẽ lộ vị trí của các máy bay chiến đấu và lợi thế tàng hình của F-35C gần như biến mất.

Nếu muốn giữ được ưu thế tàng hình của F-35C, tàu sân bay phải tiếp cận gần với mục tiêu. Tuy nhiên trong trường hợp này rõ ràng tàu sân bay với hàng ngàn thủy thủ có thể sẽ gặp nguy hiểm. Bởi các quốc gia bị Mỹ coi là thù địch đang sở hữu những tên lửa diệt hạm hạng nặng có tầm bắn cả ngàn km.

Bế tắc trong việc tìm biện pháp nào tối ưu hơn dành cho F-35C, Mỹ buộc phải thực hiện chương trình nâng cấp F/A-18F lên chuẩn mới Super Hornet SLM để tăng cường sức mạnh và tầm tác chiến cho biên đội tác chiến của tàu sân bay Mỹ.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm