Quốc tế

Radar Nga hóa giải công nghệ tàng hình Mỹ như thế nào?

Giới chuyên gia Nga cho biết, có rất nhiều sai sót nghiêm trọng của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 của Mỹ trước vũ khí Nga.

Hải quân Nga lần đầu tập trận chung với NATO sau gần 1 thập kỷ / Nga sản xuất hàng loạt T-14 để thay thế Armata phiên bản không người lái?

Theo chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov cho biết, công nghệ tàng hình được sử dụng trên máy bay quân sự tiên tiến nhất của Mỹ như B-2 Spirit, F-22 Raptor và F-35 Lightning II có những sai sót nghiêm trọng và tương đối dễ bị đánh bại.

Trong bài viết trên tuần báo Zvezda, chuyên gia Alexei Leonkov cho biết rằng các báo cáo về Vùng tán xạ hiệu quả (ESR) không phải lúc nào cũng chỉ ra phạm vi phát hiện tại nơi mà các phép đo được thực hiện, do đó dữ liệu được công bố là "không hoàn toàn khách quan”.

Ông Leonkov trích dẫn các chỉ số về tầm xa mà tiêm kích nội địa thế hệ 4++ Su-35 với trạm radar Irbis có thể phát hiện được tiêm kích thế hệ thứ năm F-22 Raptor của Mỹ.

Hóa ra là máy bay F-22 Raptor sẽ có thể bị Su-35 nhìn thấy ở khoảng cách xa tới 266 km, đó là lý do tại sao chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ không thể “như một bóng ma tiếp cận” chiếc máy bay thế hệ 4 của Nga và phóng tên lửa AIM-120D ở khoảng cách 180 km để tiêu diệt nó.

Chuyên gia lưu ý rằng, công nghệ tàng hình của Mỹ dựa trên việc phân tán bức xạ của chúng theo hướng ngược lại với ăng ten radar, nên hiệu quả của hệ thống phụ thuộc vào tần số hoạt động của hệ thống phòng không đối phương.

Ông Leonkov giải thích, về cơ bản, công nghệ tàng hình của Mỹ được thiết kế để đối phó với radar dải tần X (bước sóng centimet). Nếu radar đối phương sử dụng dải L (sóng decimet) hoặc Ka (sóng milimet) thì máy bay Mỹ sẽ gặp nguy hiểm vì sẽ bị phát hiện từ xa.

Vị chuyên gia Nga cho biết, với những radar hoạt động trong mọi phạm vi, cụ thể là các mảng ăng-ten hoạt động theo từng giai đoạn, sẽ khiến việc tàng hình trở thành công nghệ vô nghĩa.

Radar Nga hoa giai cong nghe tang hinh My nhu the nao?
Các chiến đấu cơ thế hệ 5 Mỹ khó có thể tàng hình trước các loại radar mặt đất và chiến đấu cơ Nga.

Ngoài ra, những ưu thế về hình dạng đặc biệt của máy bay và lớp phủ hấp thụ sóng vô tuyến, đều sụp đổ khi gặp các đài radar có bước sóng mét. Nga có những radar như vậy thuộc dòng radar sóng mét ba tọa độ "Sky" và radar sóng decimet "Protivnik-G".

Phiên bản nâng cấp hoàn hảo nhất cho lực lượng phòng không là trạm radar "Sky-UM" đã bắt đầu được đưa vào biên chế quân đội Nga năm 2017.

Nó có khả năng phát hiện và nhận dạng máy bay thế hệ thứ ba, thứ tư và thứ năm ở cùng một khoảng cách. Phát hiện các mục tiêu khí động học và đạn đạo, cũng như các nguồn gây nhiễu điện tử ở khoảng cách lên tới 600 km và ở độ cao 80 km.

Radar dải mét như "Sky-UM" phát hiện máy bay tàng hình ở khoảng cách xa nhất. Và khi máy bay đến gần, nó sẽ truyền mục tiêu đến một trạm radar hoạt động trong dải bước sóng decimet như "Protivnik-G".

Radar "Protivnik-G" có dải bước sóng decimet với dải ăng ten kỹ thuật số kích thước 5,5×7 m, có khả năng theo dõi tới 150 mục tiêu. Tầm quan sát 400 km, độ cao quan sát 200 km.

 

Ngoài ra, Nga còn có những hệ thống radar mạnh hơn nhiều, đó là hệ thống cảnh báo tấn công bằng tên lửa (EWS), mà nòng cốt của nó bao gồm một mạng lưới các trạm radar cố định “Voronezh-DM”, phạm vi bao phủ của nó có thể lên tới 6.000 km.

Hiện nay, Nga đã xây dựng mạng lưới gồm có hàng chục trạm radar loại này phân bố khắp các hướng. Mạng lưới này tạo ra một trường radar hoạt động liên tục trên toàn bộ lãnh thổ của Nga và còn mở rộng ra bên ngoài nước Nga thêm 3-4 nghìn km.

Tóm lại, Nga có đầy đủ khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công của các loại máy bay tàng hình của đối phương bằng tất cả các phương tiện chiến đấu của lực lượng tên lửa chiến lược, lực lượng Hàng không-Vũ trụ… Các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 của Mỹ có thể hoành hành ở đâu đó, nhưng khi gặp chiến đấu cơ Nga hay muốn áp sát nước Nga thì rất dễ bị tiêu diệt.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm