Quốc tế

Rafale cũ đắt hơn F-35 và số phận tiêm kích Mỹ

Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovi cho biết, chính phủ nước này và Pháp đã chính thức ký hợp đồng thương vụ 12 chiếc Rafale cũ với giá 1,2 tỷ USD.

Nga có thế chống lại mọi mối đe dọa từ trên không? / "Choáng" với số tiền Mỹ dự định chi cho B-21 Raider

Hợp đồng được ký với Pháp bao gồm việc đào tạo phi công và kỹ thuật viên, nhưng không bao gồm vũ khí trang bị. Sáu chiếc Rafale F3R đầu tiên sẽ được giao cho Croatia vào năm 2024, sáu chiếc tiếp theo sẽ được giao vào 2025.

Điều đặc biệt là tất cả những chiến đấu cơ này đều đã phục vụ trong Không quân Pháp khoảng 10 năm. Khi được tiếp nhận, những máy bay này sẽ thay thế phi đội MiG-21 được sản xuất từ thời Liên Xô.

Rafale cu dat hon F-35va so phantiem kich My
Tiêm kích Rafale.

"Việc mua tiêm kích đa nhiệm tối tân Rafale từ Pháp sẽ củng cố vị thế của Croatia trong liên minh quân sự NATO và là một đối tác trong liên minh châu Âu. Lần đầu tiên chúng tôi sẽ sử dụng 2% GDP để mua sắm quốc phòng", Thủ tướng Andrej Plenkovi cho biết.

Hồi tháng 12/2020, Croatia đã nhận được 4 lời đề nghị chuyển giao máy bay từ Saab (máy bay JAS-39 Gripen), Israel (máy bay F-16 Block 30), Lockheed-Martin (máy bay F-16 Viper) và Pháp (máy bay phản lực Rafale F3R đã qua sử dụng).

Nhưng cuối cùng chỉ Rafale của Pháp được lựa chọn. Nhưng điều bất ngờ là mức giá đắt khủng khiếp của dòng máy bay đã qua sử dụng này với 1,2 tỷ USD cho 12 chiếc. Như vậy, mỗi chiếc Rafale có giá 100 triệu USD (không bao gồm vũ khí).

Theo tính toán của tờ Defense News, mức giá này còn đắt hơn nhiều tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ. Bởi theo đơn giá được Mỹ công bố hồi năm 2020, mỗi chiếc F-35 có giá khoảng trên 80 triệu USD (không bao gồm vũ khí).

Báo Mỹ cho biết, gói mua sắm này cho thấy một thực tế, F-35 đang bị chính những đồng minh trong khối NATO bỏ rơi. Ngay trong đầu năm 2021, Bộ Quốc phòng Anh cũng đã công bố kế hoạch mua sắm tiêm kích tàng hình F-35B - kế hoạch khiến nhà thầu Lockheed Martin và giới quân sự Mỹ không vui.

 

Theo bản kế hoạch mua sắm máy bay và tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang Anh của Bộ Quốc phòng nước này cho biết: "Thay vì kế hoạch mua thêm 138 chiếc F-35B như ban đầu, Anh sẽ chỉ mua 48 chiếc để trang bị cho những hàng không mẫu hạm đang đóng".

Lý do của việc cắt giảm số lượng mua mới F-35B được phía Anh đưa ra là để ưu tiên cho tiêm kích tàng hình nội địa Tempest (Bão táp), bất chấp việc nước này đang là đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Âu. Quyết định này được giới chuyên gia cho rằng Anh đang noi theo Đức và Pháp trong chương trình F-35.

Trước đó, Lockheed Martin đã phải hoàn trả 800 triệu USD tiền đặt cọc của Thổ Nhĩ Kỳ do Mỹ đơn phương huy hợp đồng 100 chiếc F-35 với tổng giá trị 12 tỷ USD với Ankara. Câu chuyện có vẻ đang trở nên nghiêm trọng hơn khi các đồng minh thân cận của Mỹ trong NATO bắt đầu bỏ rơi dòng chiến đấu cơ tàng hình này.

Nữ Bộ trưởng Quốc phòng Italy, Elisabetta Trenta cũng thông báo đang tính đến khả năng giảm số lượng đặt hàng tiêm kích F-35 của Mỹ. Cho dù quyết định như vậy sẽ kéo theo một số thiệt hại kinh tế cho Italy nhưng bà bộ trưởng cho rằng giảm số lượng mua hoặc hủy hợp đồng sẽ bớt cho Italy một gánh nặng tài chính đáng kể để có thể củng cố nền kinh tế mong manh của đất nước.

Với tuyên bố của Italy, Lockheed Martin có nguy cơ không chỉ mất một đơn hàng trị giá nhiều tỷ USD mà còn mất cả nhà máy duy nhất sản xuất máy bay F-35 của hãng ở nước ngoài trị giá khoảng 2,5 tỷ USD.

 

Tại nhà máy của hãng FACO ở Cameri (Tây-Bắc Italy), đã đưa vào hoạt động một dây chuyền lắp ráp máy bay F-35 cho Italy, Anh và Hà Lan. Tất nhiên, theo các nhà phân tích, Mỹ có nhiều cách gây sức ép với Italy để cứu vãn hợp đồng này nhưng sẽ bị chậm rất nhiều mới có thể chuyển giao F-35 cho các nước khác ở châu Âu.

Chuyên gia Alexei Jazbiev cho rằng, sau Anh, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ còn 2 nước EU có khả năng chi tiền mua F-35: Bỉ và Thụy Sỹ. Riêng Thụy Sỹ đã hoãn mua. Về phần Bỉ, tình hình còn phức tạp hơn.

Nước này muốn mua F-35 với điều kiện cũng được tham gia sản xuất nó, điều mà cho đến nay Mỹ chưa thể đáp ứng. Ngoài ra, Bỉ thường theo gương các láng giềng Đức và Pháp trong lĩnh vực phòng thủ.

Trong khi đó, hai nước giầu có Đức và Pháp tuyên bố ngừng hẳn việc mua F-35 sau khi tuyên bố sẽ hợp tác sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ 6. Dự án Hệ thống chiến đấu đường không (FCAS) này sẽ thay thế những chiếc Eurofighter Typhoon và Dassault Rafale hiện có.

Lực lượng vũ trang Mỹ là khách hàng chủ yếu của F-35. Tước đây Anh là đối tác mức 1; Italy và Hà Lan là đối tác mức 2; các đối tác mức 3 là Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Australia, Na Uy và Đan Mạch; còn Israel và Singapore là các nước Tham gia hợp tác an ninh (SCP).

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm