Quốc tế

Raytheon cần kỹ sư về hưu để tăng sức mạnh cho Stinger

Để tăng hiệu quả chiến đấu cho tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger, hãng Raytheon đã kêu gọi những kỹ sư nghỉ hưu trở lại làm việc.

Các nhà hoạt động Human Rights Watch kêu gọi Mỹ không cung cấp đạn chùm cho Ukraine / Tổng thống CH Czech tuyên bố từ năm 2022, đã chuyển giao cho Kiev 676 thiết bị

Trong tuyên bố hôm 27/6, Chủ tịch Raytheon, Wesley Kremer cho biết, nhà sản xuất này đã kêu gọi các kỹ sư nghỉ hưu quay trở lại làm việc để dạy cho nhân viên cách chế tạo FIM-92 Stinger trở nên nguy hiểm hơn.

"Sau 48 giờ đầu tiên (chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga), Stinger đã đột nhiên trở thành ngôi sao trên chiến trường và trong chương trình cung cấp vũ khí Mỹ và phương Tây dành cho Ukraine.

>> Xem thêm:Hải quân Nga sắp nhận một loạt tàu chiến 'mới ra lò'

Tên lửa Stinger.

Tên lửa Stinger.

Chúng tôi đã đưa những nhân viên nghỉ hưu trở lại làm việc để dạy những nhân viên mới cách thực sự chế tạo Stinger trở nên nguy hiểm hơn", Kremer cho biết trong một cuộc phỏng vấn với trang quân sự Defense One.

Ông nói thêm rằng không thể sử dụng máy in 3D hoặc tự động hóa để tăng tốc quá trình sản xuất Stinger vì nó sẽ yêu cầu thiết kế lại vũ khí và quy trình chứng nhận vũ khí kéo dài.

>> Xem thêm:CIA và kế hoạch của Ukraine chấm dứt xung đột vũ trang với Nga

"Bạn phải thiết kế lại toàn bộ thiết bị tìm kiếm để tự động hóa nó", ông nói đồng thời cho biết thêm rằng công ty phải lắp ráp vũ khí bằng tay - giống như cách chúng được chế tạo cách đây hơn 4 thập kỷ.

 

Tên lửa Stinger được Raytheon của Mỹ phát triển vào cuối thập niên 1970, đưa vào biên chế năm 1981 và liên tục nâng cấp cho tới nay. FIM-92 được thiết kế chuyên để bắn hạ mục tiêu bay thấp, đặc biệt nguy hiểm với trực thăng và máy bay vận tải.

Stinger được coi là bước tiến lớn so với dòng FIM-43 Redeye trước đó. Tên lửa được tăng tầm bắn, khả năng đánh chặn mục tiêu bay nhanh và trang bị hệ thống nhận diện địch - ta. Mẫu FIM-92 cơ bản có tầm bắn 4,5 km, trong khi các biến thể hiện đại nhất của quân đội Mỹ có thể đánh chặn mục tiêu từ khoảng cách 8 km.

>> Xem thêm:Tàu tên lửa Karakurt sẽ sớm trở thành khí tài chủ lực của Hải quân Nga?

"Với tầm bắn hiệu quả 4,5 km, nó có thể bắn trúng mọi mục tiêu bay dưới 3,5 km. Đầu dò hồng ngoại có thể dẫn đường cho tên lửa đến đến mục tiêu nhờ bám bắt tín hiệu nhiệt trên phi cơ, thường là động cơ", tờ Defense One đánh giá.

Theo nguồn tin này, cùng với Stinger còn có 2 loại tên lửa vác vai tối tân khác phương Tây cung cấp cho Ukraine là Javelin và NLAW đang phát huy hiệu quả cao trong cuộc chiến với quân đội Nga.

 

Sức mạnh và độ tin cậy của Stinger là không thể phủ nhận nhưng theo Defense One, Mỹ đối mặt với thách thức liên quan đến dòng tên lửa Stinger. Trong đó, nguồn cung của Mỹ đang bị cạn kiệt và việc sản xuất thêm vũ khí này gặp trở ngại đáng kể.

>> Xem thêm:Vì sao Mỹ phản ứng thận trọng trước cuộc nổi loạn của Wagner?

Các thách thức bao gồm những phức tạp liên quan đến việc tăng cường sản xuất. Việc Mỹ miễn cưỡng cần thêm loại tên lửa với công nghệ ra đời hàng chục năm trước khiến nhà thầu lo ngại rằng họ sẽ bị mắc kẹt với những vũ khí không mong muốn khi xung đột Ukraine kết thúc.

Hiện tại do nguồn cung Stinger đang bị hạn chế, trong khi Mỹ chỉ duy trì số lượng nhất định trong giai đoạn phát triển hệ thống phòng không di động thế hệ tiếp theo.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm