Quốc tế

Robot chiến trường Mỹ diệt thành công xe tăng T-72

DNVN - Quân đội Hoa Kỳ đã thực hành cuộc chiến bằng cách sử dụng robot Origin và thu được thành công lớn.

Belarus trở thành nhà cung cấp vũ khí chính cho Azerbaijan? / Mỹ hoàn thành nâng cấp phi đội oanh tạc cơ B-1B Lancer

Theo thông báo, nhờ trí thông minh nhân tạo, robot chiến trường này có thể nhận ra xe tăng T-72, sau đó truyền tọa độ của mục tiêu để tiêu diệt bằng hỏa lực pháo binh hoặc trực tiếp bắn hạ nó bằng tên lửa mang theo.

Theo cổng thông tin Breaking Defense, các robot làm việc theo cặp, hỗ trợ lẫn nhau. Chúng di chuyển dọc bãi thử Yuma (Arizona), sử dụng máy bay không người lái để trinh sát địa hình. Sau một thời gian, trong số các tòa nhà mô phỏng điều kiện của thành phố, một "kẻ thù" đã được phát hiện.

Với sự chấp thuận của người điều hành, robot được trang bị tên lửa chống tăng Javelin và súng máy đã khai hỏa. Sau đó các thuật toán nhận dạng mục tiêu tự động (Aided Target Recognition - ATR) đã xác định một kẻ thù khác - xe tăng T-72. Nhưng mục tiêu đó quá xa, vì vậy robot đã tải dữ liệu hướng dẫn lên mạng chiến thuật và một lần nữa với sự chấp thuận của con người - tiến hành gọi hỗ trợ pháo binh.

Robot chiến trường Origin của Mỹ. Ảnh: Defense News.

Robot chiến trường Origin của Mỹ. Ảnh:Breaking Defense.

Theo Quân đội Mỹ, cuộc tập trận cho thấy những tiến bộ đáng kể trong các lĩnh vực phát triển robot chiến đấu như nhận dạng mục tiêu theo thuật toán và tầm nhìn quan sát. Các phương tiện di chuyển mà không có sự hỗ trợ của người điều khiển và không sử dụng khí tài để quét khu vực.

Thực tế là chùm tia laser phát ra rất nhiều năng lượng, đó là lý do tại sao kỹ thuật này có thể dễ dàng bị phát hiện, và do vậy điều kiện được đặt ra để thực hiện nhiệm vụ chỉ với sự trợ giúp của máy quay video.

Đối với ATR, hơn 3,5 triệu hình ảnh thiết bị quân sự đã được sử dụng để huấn luyện robot nhận dạng mục tiêu. Khi máy bay không người lái xác định được đối tượng tiềm năng, nó sẽ truyền dữ liệu đến người điều khiển để nhận mệnh lệnh tiếp theo. Vì vậy không cần phải phát sóng liên tục, điều này rất khó khăn do độ rộng của các kênh liên lạc và hạn chế của địa hình, kết nối có thể bị gián đoạn định kỳ.

Lưu ý rằng Nga cũng đang tích cực phát triển các hệ thống chiến đấu robot. Ví dụ như hai loại Uran-6 và Uran-9 đã được "thử lửa" tại Syria, nhưng kết quả không như ý muốn của Moskva.

Vũ khí - Khí tài
Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm