S-300 'thờ ơ' khi Tướng cấp cao của Iran ở Syria bị Israel tiêu diệt?
Israel "bẻ khóa" Pantsir-S1 khiến F-16 thành "vô hình" / Hy Lạp thuê máy bay không người lái tối tân của Israel
Theo báo cáo của phóng viên Tân Hoa Xã thường trú tại Damascus (Syria), ngày 4/5, các máy bay chiến đấu của Israel đã tiến hành không kích vào mục tiêu quân sự ở tỉnh Aleppo miền bắc Syria. Trước đó, theo báo cáo của Cơ quan Thông tấn Ả Rập Syria (SANA), sáng 1/5, Israel cũng mở cuộc không kích vào Homs và Daraa.
Một máy bay của Israel tham gia chiến dịch không kích các mục tiêu ở Syria. Nguồn: Sohu. |
Các cuộc không kích của Israel đã làm ít nhất 10 người ở Homs và Daraa thương vong, một trung tâm nghiên cứu của quân đội Syria ở Aleppo bị phá hủy. Đáng chú ý, có thông tin cho rằng Chuẩn tướng Amir-Ali Hajizadeh, chỉ huy Lực lượng Không gian vũ trụ của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã thiệt mạng trong cuộc không kích ở Daraa.
Cuộc tấn công diễn ra khi Chuẩn tướng Amir-Ali Hajizadeh đang tiến hành thị sát hoạt động bố trí phương tiện của lực lượng Phòng không Iran ở biên giới Israel - Syria, trong khi đó, phía Israel yêu cầu Iran không được phép tiếp cận, bố trí lực lượng gần biên giới nước này trong phạm vi 50 km.
Chuẩn tướng Amir-Ali Hajizadeh của Iran được cho là đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel. Nguồn: Sohu. |
Tuy nhiên, thông tin này đã bị lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran phủ nhận và khẳng định Chuẩn tướng Hajizadeh vẫn an toàn và đang công tác bình thường. Ngoài ra, Tehran cũng tái khẳng định, Iran không duy trì bất kỳ sự hiện diện quân sự nào tại Syria ngoài các cố vấn hỗ trợ Quân đội Syria.
Phía Israel tuyên bố rằng, một số trong các cơ sở này có chứa vũ khí của Iran để chuyển giao cho Hezbollah. Một số cuộc không kích xảy ra vào ban ngày với tầm nhìn rất rộng, nhưng đã không gặp phải bất kỳ sự đánh chặn nào. Trong khi đó, hệ thống phòng không S-300 của Quân đội Syria chỉ cách thành phố Homs khoảng 60 km, thậm chí còn có thể có cả hệ thống S-400 tiên tiến hơn của Nga.
Một hệ thống S-300 của Nga ở Syria. Nguồn: Sohu. |
Theo báo cáo của SANA, gần đây, Quân đội Israel đã điều các máy bay chiến đấu tàng hình F-35, máy bay ném bom chiến đấu F-16I và trực thăng tấn công AH-64 Apache tiến hành không kích vào nhiều mục tiêu của Iran ở Damascus, Latakia, Homs và một số tỉnh sát biên giới với Irael như Quneitra, Daraa. Trong số đó, trực thăng AH-64 Apache của Israel lần đầu tiên tham gia không kích và đã tiến sâu vào Syria, cách biên giới lên tới 200 km.
Hiện, chi tiết về các cuộc không kích của Israel vẫn chưa rõ ràng, nhưng dường như radar của hệ thống phòng không S-300 Syria đã phát hiện được máy bay Israel trong một số cuộc không kích nhưng đã đánh chặn không thành công.
“Sát thần” AH-64 Apache Israel lần đầu tham gia không kích ở Syria. Nguồn: Sohu. |
Được biết, năm 2018, Nga viện trợ quân sự cho Syria 3 hệ thống phòng không S-300 để tăng cường đối phó với các cuộc không kích của Israel. Sau khi tiếp nhận hệ thống này, thời gian đầu các cuộc không kích đã giảm rõ rệt, tuy nhiên, gần 2 năm trở lại đây, Israel thường xuyên phát động các cuộc không kích vào ban đêm, các tên lửa hành trình được phóng đi từ biên giới với Lebanon để đề phòng hệ thống S-300 đánh chặn.
Theo tin tức của Bộ Quốc phòng Nga, trong giai đoạn 2018-2019, hệ thống S-300 đã làm 2 máy bay F-16 và 1 máy bay F-35 của Israel “bị thương”. Tuy nhiên, kể từ năm 2020, các cuộc không kích của Israel vào Syria đã tăng lên đáng kể. Chỉ riêng trong tháng 4/2020, ít nhất 5 cuộc không kích đã được phát động.
F-35 Israel thường phát động không kích vào các mục tiêu ở Syria từ không phận Lebanon. Nguồn: Sohu. |
Giới quan sát cho rằng, có khả năng Israel đã giải mã được tần số radar của S-300 và tìm ra phương pháp khắc chế hệ thống này. Đây là nguyên nhân lý giải cho vấn đề hệ thống này đã không có bất kỳ phản ứng nào trước các cuộc tấn công của Israel. Hệ thống S-300 có phạm vi thăm dò lên đến 300 km, đánh chặn mục tiêu ở cự ly 120 km, tuy nhiên, các cuộc không kích của Israel lại chỉ ở khoảng cách 60 km.
Một số phân tích khác bày tỏ sự nghi ngờ về mối quan hệ của Nga và Iran ở Syria. Dường như, Nga không chấp nhận việc Iran tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự ở Syria kể từ sau cái chết của Tướng Suleimani – “cầu nối” giữa Nga và Iran ở Syria. Kể từ năm 2020, Iran đã bố trí tại Syria một lượng lớn vũ khí và đạn dược, đặc biệt là rocket, tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái, đây được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia của Israel.
Đây cũng là lý do khiến quân đội Nga ở Syria để hệ thống phòng thủ tên lửa của mình “làm ngơ” các cuộc không kích của Israel, qua đó “mượn tay” Quân đội Israel loại bỏ dần sự ảnh hưởng quân sự của Iran tại Syria, đồng thời cũng có thể tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Tel Aviv.
End of content
Không có tin nào tiếp theo