S-350 Vityaz đối đầu UAV Bayraktar TB2 nhằm ngăn chặn "cuộc diệt chủng" Pantsir-S1?
Trước những thiệt hại rất lớn của hệ thống phòng không Pantsir-S1 trên chiến trường Syria và Libya khi đối đầu máy bay không người lái (UAV) Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất thì công chúng Nga đã lên tiếng đề nghị phải sớm đưa S-350 Vityaz ra trận.
Tiết lộ đơn giá "rẻ đến giật mình" của UAV tàng hình Okhotnik / Thổ Nhĩ Kỳ thiệt hại... 150 UAV tại Syria và Libya?
Báo chí Nga cho biết, tin tức xuất hiện gần đây về việc Bộ Quốc phòng Nga đã ký kết hợp đồng với tập đoàn Almaz-Antey để chế tạo 4 tổ hợp tên lửa phòng không S-350 Vityaz đã thu hút sự quan tâm đáng kể của công chúng.
Sự quan tâm của công luận không chỉ liên quan đến số lượng hệ thống phòng không S-350 Vityaz được sản xuất, mà chủ yếu tập trung vào khả năng của vũ khí này trong việc chống lại máy bay không người lái.
Tâm lý trên nảy sinh sau một loạt những bài báo nói về "sự vượt trội" của UAV Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất trước hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 trên chiến trường Syria và Libya.
Việc các hệ thống Pantsir-S1 bị phá hủy với số lượng lớn đã làm tổn thương lòng tự hào về sức mạnh của vũ khí Nga, chính vì vậy đã có nhiều ý kiến cho rằng cần sớm đưa S-350 Vityaz ra chiến trường để "phục thù".
S-350 Vityaz được nhà phát triển định vị là một tổ hợp phòng không tầm trung - xa, nó phát huy tác dụng rất tốt khi chống lại trận oanh tạc huy động nhiều loại vũ khí tấn công đường không.
Hệ thống S-350 Vityaz có thể tiêu diệt đa dạng các mục tiêu gồm tiêm kích, trực thăng, máy bay ném bom, máy bay không người lái, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, ngoài ra nó có thể đánh chặn vật thể bay thấp và rất thấp.
Số lượng mục tiêu khí động học mà S-350 Vityaz giao chiến cùng lúc là 16, con số này với mục tiêu đạn đạo là 12, tầm bắn tối đa lên tới 120 km, độ cao đánh chặn trong khoảng 10 m - 30 km.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng S-350 sẽ từng bước thay thế các tổ hợp S-300PS và Buk-M1-2 trong biên chế lực lượng phòng không quân đội nước này.
Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov cho biết, Vityaz được thiết kế để bảo vệ mục tiêu khỏi cuộc tấn công lớn. Hệ thống có khả năng đồng thời đánh trả nhiều loại vũ khí khác nhau trong phạm vi từ cực thấp đến cao.
"Đây là một tổ hợp phòng không được tạo ra có tính đến các yêu cầu mới và sở hữu một 'thư viện mục tiêu' đa dạng bao gồm máy bay tàng hình, máy bay không người lái, mục tiêu giả..."
"Tính năng chính và cũng là hiệu quả của S-350 Vityaz đó là nó có thể đạt hiệu suất cực cao: một tên lửa cho một mục tiêu", ông Leonkov nói trên Sputnik.
Do vậy có thể nói rằng S-350 đủ khả năng tấn công UAV ở độ cao cực thấp, nó chắc chắn sẽ phát huy hiệu quả tốt kể cả trường hợp mục tiêu "nằm trên đỉnh đầu" (như một số trường hợp Pantsir-S1 đã bị phá hủy) nhờ phương pháp phóng thẳng đứng.
Tuy nhiên lúc này một câu hỏi khác được đặt ra, đó là tại sao cần sử dụng một tên lửa khá đắt tiền cho chiếc UAV rẻ như Bayraktar TB2, sự đầu tư này có tương xứng.
Thậm chí việc sử dụng S-350 để chống lại máy bay không người lái còn bị coi là một "Niềm vui đắt giá", tất nhiên là như vậy khi giá của đạn đánh chặn 9M96 đắt hơn nhiều so với UAV Bayraktar TB2.
Nhưng sự tham chiến của S-350 Vityaz là rất cần thiết để xóa bỏ những tin tức như "Máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc diệt chủng nhằm vào các tổ hợp phòng không Nga", bởi khi một hệ thống Pantsir-S1 bị tiêu diệt thì thiệt hại còn lớn hơn rất nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo