S-400 liên tiếp bị PAC 3 "đánh bại" tại địa bàn chiến lược Trung Đông
Sau thắng lợi tại Thổ Nhĩ Kỳ, Nga rất muốn xuất khẩu thêm nhiều tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf cho các quốc gia Trung Đông đồng minh với Mỹ.
Tình báo Mỹ tiết lộ điểm yếu ‘chí tử’ của S-400 / Nguyên nhân Nga bất ngờ vô hiệu hóa “rồng lửa” S-400 tại thành phố của Syria
Sau khi thành công trong thương vụ S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga cho biết đã có Saudi Arabia và Qatar bày tỏ mối quan tâm sâu sắc tới hệ thống Triumf và có thể đặt hàng trong tương lai.
Mặc dù vậy hai quốc gia trên đã khiến Nga cảm thấy thất vọng, bởi họ đã quyết định quay sang đặt hàng Patriot PAC 3 của Mỹ, bất chấp việc Moskva từng cho biết thời gian ký hợp đồng đã sắp tới.
Việc làm trên của Saudi Arabia và Qatar là do hai nước này cảm thấy cần phải duy trì mối quan hệ hợp tác quốc phòng với Mỹ nhiều hơn, bởi đa phần vũ khí của họ do Mỹ cung cấp.
Trong trường hợp bị áp đặt các biện pháp cấm vận theo Đạo luật CAATSA thì chắc chắc Saudi Arabia và Qatar sẽ phải hứng chịu thiệt hại lớn hơn hẳn lợi ích mà S-400 mang lại.
Sau khi thất bại tại hai quốc gia trên, hy vọng duy nhất của Nga được dồn vào Bahrain, khi đất nước Trung Đông này từ năm 2017 đã tiến hành các cuộc đàm phán với Nga để mua S-400.
Tư lệnh lực lượng vũ trang hoàng gia Bahrain, Tướng Nasser bin Hamed Al Khalifa từng cho biết quốc gia này cần S-400 để tạo nên lưới lửa bảo vệ vững chắc bầu trời trước các mối nguy cơ.
Nga đang dồn gần như toàn lực vào Bahrain với mong muốn vũ khí tối tân của mình len lỏi được vào khu vực đồng minh của Mỹ, vậy nhưng Moskva lại thêm lần nữa thất vọng.
Ngày 14/8, tập đoàn công nghiệp quốc phòng khổng lồ Raytheon của Mỹ đã thông báo rằng Vương quốc Bahrain đã ký thỏa thuận chính thức về việc mua sắm các hệ thống tên lửa phòng không Patriot (SAM).
Thư đề nghị đã được ký và chấp nhận đề xuất cho phép chính phủ Mỹ bắt đầu đàm phán với tập đoàn Raytheon để tiến tới ký hợp đồng sản xuất một số tổ hợp tên lửa phòng thủ cho Bahrain.
Được biết tổng số tiền mà Bahrain bỏ ra để mua sắm các tổ hợp tên lửa phòng thủ Patriot PAC 3 cùng cơ số đạn đánh chặn đi kèm lên tới gần 2,5 tỷ USD, một con số cực lớn.
Giới chức quốc phòng Bahrain cho biết hệ thống Patriot PAC 3 sẽ mở rộng khả năng của nước này trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và ngăn chặn các mối đe dọa trong khu vực.
Bahrain sẽ nhận được 60 tên lửa PAC-3 MSE, 36 MIM-104E GEM-T, 9 bệ phóng M903, 5 bộ ăng ten radar (AMG), 3 bộ máy phát điện diesel (EPP III), 2 trạm radar đa năng AN/MPQ-65, 2 hệ thống điều khiển hỏa lực AN/MSQ-132, cũng như các thiết bị khác.
Được biết nhà thầu chính cung cấp tên lửa PAC-3 cho quốc gia Trung Đông này là Lockheed Martin, trong khi đó tên lửa GEM-T sẽ do tập đoàn Raytheon chịu trách nhiệm.
Với diễn biến này, có thể khẳng định đã có thêm một quốc gia Trung Đông tiếp theo từ chối S-400 của Nga để quay lại với Patriot PAC 3 của Mỹ, có lẽ Nga sẽ phải tập trung vào thị trường châu Á nhằm tăng doanh số xuất khẩu Triumf.
Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Mục đích của Nga khi xúc tiến xuất khẩu S-400 vào thị trường các quốc gia Trung Đông giàu có ngoài việc kiếm ngoại tệ thì họ còn muốn xâm nhập vào khu vực được xem là sân sau của vũ khí Mỹ.