S-400 Triumf cần cải thiện khả năng đánh tầm thấp?
Trước sự kém hiệu quả của tổ hợp Pantsir-S1 trong việc đánh chặn tên lửa hành trình và máy bay không người lái bay thấp, Nga đã quyết định phải bổ sung khả năng đánh tầm thấp cho S-400 Triumf.
Ấn Độ khoá chặt không phận biên giới bằng loại tên lửa khiếp đảm này / Siêu tên lửa Burevestnik của Nga dự kiến trễ hẹn... gần một thập kỷ?
Tuy nhiên,S-400 cũng có điểm yếu đó là nó được tối ưu hóa cho tác chiến ở tầm cao, thông qua các loại tên lửa đánh chặn thuộc họ 48N6 hay 40N6 kích thước rất cồng kềnh.
Những tên lửa này bị nhận xét không có khả năng cơ động tốt ở tầm thấp, dễ bỏ lọt mục tiêu nếu đối phương lợi dụng địa hình địa vật âm thầm xâm nhập trận địa.
Thực tế trong đội hình phòng không của Nga, S-400 Triumf triển khai ở đâu cũng đòi hỏi phải có tổ hợp Pantsir-S1 hoặc Tunguska đứng bên cạnh để đóng vai trò vệ sĩ, nhằm lấp khoảng trống chiến thuật trước đòn tập kích ở tầm thấp của đối phương.
Nhưng tại Syria, Pantsir-S1 đã có màn thể hiện bị đánh giá là thất vọng tràn trề, khi nó tỏ ra gần như bất lực trước máy bay không người lái đơn giản của phiến quân cũng như Israel.
Chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky từng tiết lộ radar của Pantsir-S1 thường xuyên nhầm lẫn chim biển với UAV, ngoài ra xác suất trúng đích của tên lửa đánh chặn 57E6 chỉ đạt 19%.
Đỉnh cao thất vọng với Pantsir-S1 là khi nó bị UAV cảm tử Harop của Israel tiêu diệt, hình ảnh từ hiện trường cho thấy rất rõ 2 tên lửa 67E6 được phóng đi đều trượt mục tiêu, điều này khiến Pantsir-S1 bị đánh giá không đủ tin cậy để bảo vệ S-400.
Có một vấn đề đáng lưu tâm đó là S-400 được các công trình sư người Nga thiết kế như một hệ thống phòng không đa tầng chứ không phải chuyên về đánh tầm cao.
Bằng chứng là Triumf vẫn mang được đạn đánh chặn 9M96 chuyên đánh tầm thấp trên cùng một xe mang phóng tự hành, bên cạnh các loại đạn 48N6 hay 40N6.
Mặc dù vậy ý tưởng này chủ yếu vẫn chỉ ở trên giấy chứ chưa được nhân rộng ngoài thực địa, lý do đầu tiên được xác định đó là các loại radar của S-400 chưa đủ tin cậy để bắt mục tiêu bay thấp cho tên lửa 9M96 tiêu diệt.
Nguyên nhân thứ hai cũng quan trọng không kém đó là việc Almaz-Altey muốn giữ thị phần cho tổ hợp S-350 Vityaz, bởi tên lửa 9M96 chính là vũ khí chủ lực của hệ thống phòng không này, nếu tích hợp cho S-400 thì nhu cầu với Vityaz sẽ giảm đi.
Nhưng mới đây trên các trang quân sự của Nga đã đăng tải hình ảnh về một xe mang phóng tự hành 51P6 của tổ hợp S-400 Triumf mang 4 ống chứa đạn 9M96 tại vị trí của một ống 48N6, cho thấy Matxcơva bắt đầu tái trang bị khả năng đánh thấp cho S-400.
Hành động này của Nga có thể là do họ muốn nâng cao tính đa năng cho S-400, giảm sự phụ thuộc vào Pantsir-S1, nhất là khi vũ khí này có màn thể hiện gây thất vọng.
Ngoài ra toan tính khác cũng được chỉ ra đó là Nga sẽ bố trí lại đội hình chiến đấu theo hướng tinh gọn, giảm bớt sự cồng kềnh của các tổ hợp phòng không cận vệ đi kèm.
Nếu quá trình thử nghiệm thành công, tức là đạn 9M96 đã có thể tiêu diệt tốt mục tiêu bay thấp thì có lẽ Nga cũng sẽ không xuất khẩu loại tên lửa này cho các khách hàng mua S-400 mà chỉ trang bị cho riêng lực lượng phòng không của mình mà thôi.
Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
S-400 Triumf là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa rất lợi hại của Nga, hệ thống vũ khí này đang là món hàng "ăn khách" trên thị trường quốc tế nhờ những tính năng được quảng cáo là độc nhất vô nhị và không có đối thủ.