Điểm mặt tên lửa chống tăng trong quân đội Trung Quốc
Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam đeo tên lửa R-77 trực tác chiến phòng không / Su-22 Việt Nam như "hổ mọc thêm cánh" khi được tích hợp tên lửa Python-5
Trung Quốc là quốc gia cuối cùng ở Đông Bắc Á triển khai tiêm kích thế hệ 4 khi mua được các máy bay Su-27 từ Nga vào năm 1992, chậm hơn nhiều so với hai miền Triều Tiên và Nhật Bản, càng không thể so về độ hiện đại của quân đội Mỹ được triển khai tại Nhật và Hàn Quốc. Khi đó, 75% số máy bay trong phi đội của Trung Quốc là các máy bay J-6 thế hệ 2 phục vụ từ 1955. Lục quân chỉ có các xe tăng lạc hậu Typer-59, một phiên bản nội địa dựa trên xe tăng T-55 của Nga.
HJ-8.
Từ những năm 1990, PLA bắt đầu được đầu tư mạnh để hiện đại hóa và một trong những lĩnh vực của lục quân được ưu tiên là hệ thống tên lửa chống tăng dẫn đường (ATGM), một phương tiện vừa rẻ vừa hiệu quả chống lại các đơn vị xe bọc thép, xe tăng tiên tiến của đối phương.
Mặc dù PLA biên chế chính thức hệ thống chống tăng HJ-8 tiên tiến nhất của Trung Quốc, hệ thống này đã có mặt trong quân đội nước này từ 1985 với số lượng nhỏ, tuy nhiên năng lực chống lại các xe tăng tiên tiến như M1 của Mỹ hay T-80 của Liên Xô còn là dấu hỏi.
Hệ thống HJ-8 tuy thế đã tỏ ra khá hiệu quả trong tay các lực lượng ở Nam Tư trong những năm 1990, tuy nhiên PLA cần tới một loại ATGM hiện đại hơn nhằm có đủ năng lực đối đầu với các xe tăng hiện đại của phương Tây. Loại tên lửa mới phải có tính năng tương đương với các loại tên lửa chống tăng của Mỹ và Nga như Javelin, Kornet hay loại Spike của Israel, dẫn bắn bằng laser.
Và hệ thống HJ-9 ra đời. Đây là hệ thống tên lửa chống tăng đầu tiên được thiết kế cho PLA sau Chiến tranh lạnh. Chúng được biên chế vào PLA từ năm 1999.
Loại tên lửa này dẫn bắn bằng laser để cải thiện tính chính xác, gia tăng tốc độ bắn so với người tiền nhiệm HJ-8.
Tên lửa mới sử dụng hai động cơ thay vì một, giúp tăng tầm bắn thêm 2,5km, lên 5,5km.
HJ-9 nhẹ và dễ dàng tái triển khai. Các nhà sản xuất nói tên lửa này có thể xuyên qua lớp giáp 1200mm, có thể dùng tấn công xe tăng hoặc các mục tiêu không bọc giáp như boongke. Một phiên bản nâng cấp của HJ-9 là HJ-9A trang bị thiết bị dò tìm sóng milimet, cho phép tên lửa có khả năng “bắn rồi quên”, tức không cần khâu dẫn bắn của xạ thủ. Phiên bản HJ-9B lại nâng cấp tiếp thiết bị dò tìm sóng milimet.
Sau HJ-9, dòng tên lửa chống tăng HJ-10 được phát triển với chức năng tương tự nhưng có hệ thống chống máy bay trực thăng. Tên lửa này dựa trên công nghệ dẫn bắn bằng dây, nhưng các phiên bản sau sử dụng laser hoặc thiết bị dò tìm sóng milimet tương tự như HJ-9. Tuy nhiên HJ-10 không được chế tạo để thay thế HJ-9 hay HJ-8, mà là một phiên bản biến thể sử dụng công nghệ tương tự.
Tên lửa chống tăng mới nhất của Trung Quốc hiện nay là HJ-12 (tức là trước nó là HJ-11), hệ thống do công ty NORINCO của Trung Quốc phát triển.
HJ-12 có cơ chế phóng tiên tiến, có thể được bắn đi từ trong tòa nhà, là vũ khí phòng thủ rất hữu hiệu. Cơ chế bắn và quên, năng lực khóa mục tiêu cho phép xạ thủ ngay lập tức tìm chỗ ẩn nấp sau khi bắn để đề phòng đối phương phản công và cũng có thêm thời gian để nạp tiếp quả đạn thứ hai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo