Quốc tế

S-400 và Su-35 Nga đáng sợ đến đâu mà khiến hợp tác quốc phòng Mỹ - Ấn Độ phải “chao đảo”?

Bất chấp sức ép và những lời đe dọa trừng phạt kinh tế từ Washington, New Delhi vẫn quyết tâm đẩy nhanh tiến trình mua sắm các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 của Nga.

T-62M SAA bị 'sát thủ' chống tăng đánh bại / Nga - Thổ Nhĩ Kỳ ra quyết định quan trọng về tên lửa S-400: Mọi đe dọa của Mỹ đều vô nghĩa

Chỉ trong tháng 7/2020, nước Mỹ đã thông qua một loạt thỏa thuận bán vũ khí cho các quốc gia đồng minh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trị giá 32 tỷ USD. Trong đó, riêng hợp đồng bán 105 tiêm kích F-35 cho Nhật Bản đã có trị giá lên tới 23,1 tỷ USD.

“Đây là tháng mang lại lợi nhuận lớn thứ hai trong lịch sử giao dịch quốc phòng của Bộ Ngoại giao Mỹ”, Clarke Cooper, Thứ trưởng Bộ Quốc Mỹ phòng phụ trách các vấn đề chính trị quân sự cho biết trong cuộc họp báo trực tuyến.

Ngoài Nhật Bản, Mỹ cũng đã cung cấp một lượng lớn vũ khí cho Indonesia trị giá 2 tỷ USD, trong đó có 8 máy bay Osprey; một gói nâng cấp 620 triệu USD các hệ thống tên lửa Patriot (PAC-3) cho Đài Loan; 250 triệu USD cải tiến các máy bay trinh sát Krypton cho Hàn Quốc và thỏa thuận khoảng 2 tỷ USD bán trực thăng AH-64E Apache, AH1-Z Viper cùng các phương tiện quân sự khác cho Philippines.

“Việc làm sâu sắc thêm hợp tác an ninh với các đối tác cùng quan điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và các hợp động vũ khí này sẽ hỗ trợ những quốc gia ở “Chuỗi đảo thứ Nhất” nâng cao khả năng chống tiếp cập - chống xâm nhập (A2/AD) đối phó với Trung Quốc”, Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cao cấp của Tập đoàn RAND Corporation nhận định.

S-400 và Su-35 Nga đáng sợ đến đâu mà khiến hợp tác quốc phòng Mỹ - Ấn Độ phải “chao đảo”? - Ảnh 1.

Su-35S của Không quân Nga tại Triển lãm MAKS Airshow 2009. Ảnh: TASS

Liên quan tới vấn đề hợp tác thương mại quân sự giữa Mỹ với Ấn Độ, chuyên gia Sameer Lalwani của Trung tâm Stimson cho rằng, những trang thiết bị hiện đang có trong biên chế của Quân đội Ấn Độ vẫn chủ yếu xuất xứ từ Nga, trong đó Lục quân chiếm tới 90%, Hải quân là 41% và Không quân Ấn Độ (IAF) cũng có tỉ lệ lên tới 2/3.

“Thị phần vũ khí Nga trong Quân đội Ấn Độ có xu hướng tăng lên chứ không giảm đi vì Lục quân của họ mua sắm nhiều. Trong khi đó, mặc dù Hải quân và Không quân đang có chiều hướng giảm số lượng mua sắm với Nga nhưng phần lớn các thiết bị tiên tiến hoặc phục vụ mục đích tấn công vẫn chủ yếu có xuất xứ từ Nga”.

Nếu phân tích chi tiết hơn nữa thì có thể thấy, tàu sân bay duy nhất đang hoạt động của Hải quân Ấn Độ - INS Vikramaditya và tàu ngầm tấn công hạt nhân duy nhất của lực lượng này - Chakra II, cũng đều đến từ Nga.

Các xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, T-72 của Lục quân và máy bay Su-30 MKI của Không quân do Tập đoàn HAL sản xuất ở Nashik cũng có nguồn gốc từ Nga. Tên lửa hành trình siêu thanh có khả năng mang vũ khí hạt nhân của Ấn Độ - BrahMos là sản phẩm liên doanh giữa Ấn Độ và Nga.

Theo chuyên gia Sameer Lalwani, điều khiến Mỹ quan ngại nhất là các hợp đồng mua bán tên lửa S-400 và máy bay Su-35 giữa Nga và Ấn Độ. Các thỏa thuận này nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các mối quan hệ quốc phòng giữa Ấn Độ và Mỹ.

 

Năm 2018, bất chấp sức ép và những lời đe dọa trừng phạt kinh tế từ Washington, New Delhi vẫn xúc tiến mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Trước diễn biến cảnh căng thẳng biên giới với Trung Quốc gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã thúc ép Nga nhanh chóng chuyển giao các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến S-400 cho New Delhi.

Moscow được cho là đã hoãn hoạt động chuyển giao các hệ thống S-400 trị giá 5,4 tỷ USD cho Ấn Độ đến tháng 12/2021 vì đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, New Delhi đang rất nóng lòng muốn biết liệu kế hoạch bàn giao có thể được triển khai sớm hơn.

Giới chức Ấn Độ cũng đang có kế hoạch thảo luận với Nga về khả năng mua máy bay chiến đấu đa năng Su-35. “Nằm trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng không quân, Ấn Độ có thể mua một số lượng lớn các phương tiện chiến đấu do Nga sản xuất”, tờ Glas.ru đưa tin. Chưa rõ New Delhi sẽ đặt hàng bao nhiêu máy bay nhưng một số chuyên gia tin rằng Ấn Độ có thể mua tới 24 tiêm kích của Nga.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm