Sản xuất tên lửa vác vai Igla: Việt Nam tiết kiệm hàng tỷ đồng
Việc sản xuất thành công hệ thống tên lửa vác vai Igla thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam, đồng thời giúp Đảng và Nhà nước tiết kiệm hàng tỷ đồng.
Nga giao lô hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 thứ hai cho Thổ Nhĩ Kỳ / Hậu INF, Mỹ sẽ phát triển tên lửa siêu thanh
Việc sản xuất thành công tên lửa vác vai Igla trong nước minh chứng cho sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp quốc phòng Việt Nam, đồng thời giúp Đảng và Nhà nước tiết kiệm hàng tỷ đồng đầu tư mua sắm trang bị vũ khí phòng không vác vai. Bởi trông tên lửa vác vai nhìn rất nhỏ gọn như vậy thôi nhưng đơn giá cơ cấu phóng lên tới hơn 100.000 USD trong khi một quả đạn cỡ 50-70.000 USD. Ảnh: QĐND
Sản xuất thành công trong nước rõ ràng sẽ rẻ hơn hẳn so với việc mua sắm nguyên bộ từ Liên bang Nga. Đó thực sự là điều đáng mừng với nền công nghiệp quốc phòng và quân đội ta. Ảnh: Wikipedia
Igla hay có tên đầy đầy đủ là 9K38 Igla là hệ thống tên lửa phòng không vác vai được phát triển từ cuối những năm 1970 và bắt đầu được trang bị từ 1981. Dù vậy, tới ngày nay nó vẫn chưa hề bị coi là quá lạc hậu, vẫn là "cơn ác mộng" với máy bay, trực thăng bay tầm thấp. Thậm chí thế hệ trước cũ hơn như 9K32 Strela-2 (SA-7) vẫn thi thoảng “lập công” ở thế kỷ 21. Ảnh: Wikipedia
Toàn hệ thống Igla có trọng lượng 17,9kg, trong đó trọng lượng tên lửa là 10,8kg, dài tổng thể 1,57m, đường kính thân 72m. Tên lửa đạt tầm bắn 5,2km, độ cao xạ kích 3,5km. Ảnh: Wikipedia
Đạn tên lửa 9M39 của Igla trang bị đầu dò hồng ngoại thụ động, cụ thể trong phần đầu của nó chứa cảm biến điện trợ hình ảnh làm từ Indium hạ nhiệt xuống mức -200 độ C để thu nhận tín hiệu hồng ngoại tốt hơn (phát ra từ động cơ máy bay, trực thăng, hay cả tên lửa hành trình". Ảnh: Wikipedia
Về cơ chế hoạt động của Igla hầu như tương tự các loại tên lửa vác vai khắp thế giới như Stinger của Mỹ, trước khi bắn xạ thủ sẽ sử dụng khí tài 1L14 tích hợp trên thân bệ phóng để quan sát ngắm bắn mục tiêu. Trên bộ khí tài tích hợp thiết bị nhận dạng địch - ta giúp tránh trường hợp "quân ta đánh quân mình". Ảnh: Wikipedia
Tên lửa sẽ rời bệ phóng bằng một liều phóng phụ, ở khoảnh cách an toàn so với xạ thủ động cơ chính sẽ khởi động kích hoạt đưa quả đạn hướng thẳng lên trời. Ảnh: Wikipedia
Đầu tự dẫn bắt đầu làm việc tìm nguồn phát nhiệt, ở giai đoạn này xạ thủ mang phóng gần như không cần phải làm gì, có thể rút lui vào chỗ ẩn nấp an toàn, tên lửa tự lái đạn tự tìm mục tiêu và tấn công với phần chiến đấu nặng hơn 1kg chứa 340g thuốc nổ phá mảnh. Ảnh: Wikipedia
Dù đầu đạn nhẹ nhưng thế là đủ để phá hỏng động cơ đối phương, bắn hạ máy bay địch. Tất nhiên, cũng có trường hợp máy bay địch dù bị tên lửa Igla bắn trúng vẫn thoát được về căn cứ như trường hợp chiếc A-10 trong ảnh bị tên lửa Igla-1 Iraq bắn trúng trong chiến dịch bão táp sa mạc những vẫn lết được về căn cứ với cái đuôi tan nát. Ảnh: Wikipedia
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Theo một bức ảnh tại bảo tàng Phòng không – Không quân có chú thích “Bắn nghiệm thu tên lửa vác vai Igla do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng chế tạo năm 2015" – có thể khẳng định chắc chắn một điều, đến nay đã 4 năm trôi qua Việt Nam hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất tên lửa vác vai Igla hiện đại do Nga thiết kế. Ảnh: Bảo tàng PK-KQ