Sát thủ diệt hạm uy lực nhất Venezuela rực lửa trên biển thị uy
Otomat Mk2 là loại tên lửa diệt hạm mạnh nhất trong biên chế hải quân Venezuela, với tầm phóng 180km và trang bị đầu đạn 200kg, đây được coi là một trong số những loại tên lửa diệt hạm đáng sợ nhất thế giới.
Tàu chiến Nga phóng hàng chục tên lửa Kalibr vào phiến quân Syria / Tàu chiến Mỹ mang kho Tomahawk tiến vào Biển Đen
Hải quân Venezuela vừ huy động nhiều tàu chiến với trang bị hạng nặng tiến hành tập trận tiêu diệt mục tiêu cỡ lớn trên biển bảo vệ lãnh hải.
Tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật mang tên "Lá chắn Bolivian 2020 (Escudo Bolivariano 2020)" được Hải quân Venezuela tổ chức với sự tham gia của hàng chục tàu chiến, tàu hậu cần các loại khác nhau dưới sự chỉ huy của khu trục hạm mang tên lủa dẫn đường Almirante Brion của Venezuela (F-22).
Cuộc tập trận được coi là sự kiện đặc biệt quan trọng với Venezuela bởi đây là lần đầu tiên kể từ năm 2013 đến nay, lực lượng Hải quân nước này mới bắn tên lửa thật trên biển.
Đáng chú ý trong cuộc tập trận bắn đạn thật này, tên lửa diệt hạm Otomat Mk2 đã được lựa chọn làm vũ khí chính để thị uy. Loại tên lửa diệt hạm này đang được trang bị trên một số chiến hạm uy lực nhất của nước này.
Venezuela lâu nay đã được biết tới có quân đội được trang bị tương đối hiện đại ở khu vực châu Mỹ - Latinh. Thậm chí, có thể xem Venezuela là lực lượng quân sự mạnh nhất ở khu vực này với dàn vũ khí chất lượng cao tới từ Nga, Trung Quốc. Hải quân nước này trang bị khí tài chủ yếu từ phương Tây.
Đóng vai trò chủ lực trong lực lượng Hải quân Venezuela hiện nay là 3 khinh hạm tên lửa lớp Mariscal Sucre cỡ 2.506 tấn nhập khẩu từ Ý.
Các tàu này được đóng trong giai đoạn 1976-1980 và đã trải qua đợt nâng cấp lớn từ cuối những năm 1990. Con tàu sử dụng hệ thống điện tử "năm cha ba mẹ" gồm radar cảnh giới của Israel, radar điều khiển hỏa lực của Ý và sonar của Mỹ.
Về mặt hỏa lực, lớp tàu này được trang bị hệ thống tên lửa hành trình Otomat Mk2 (liên doanh MBDA Pháp - Italy sản xuất) có tầm phóng đến 180km.
Đây cũng chính là loại tên lửa diệt hạm mạnh nhất của hải quân nước này.
Chương trình tên lửa Otomat được khởi động năm 1967 - năm đó tàu khu trục Eilat của Israel bị tàu tên lửa cao tốc OSA (Ai Cập) dùng 3 tên lửa chống hạm P-15 Termit đánh chìm.
Đây là lần đầu tiên một tàu khu trục bị tên lửa chống tàu nổi đánh chìm, sự kiện này đã thúc đẩy việc phát triển nhiều hệ thống tên lửa chống tàu nổi ở các nước phương Tây, đơn cử Harpoon tại Mỹ, Exocet ở Pháp, hoặc Kormoran ở Đức.
Bắt đầu nghiên cứu năm 1971, tên lửa Otomat phiên bản Mk1 thử nghiệm thành công năm 1974. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Hải quân Pháp đã chọn Exocet làm tên lửa chống hạm tiêu chuẩn.
Hải quân Ý là lực lượng đầu tiên sử dụng Otomat từ tháng 1/1976, trên các tàu khu trục nhỏ lớp Lupo.
Otomat / Teseo là một tên lửa chống tàu tầm xa. Ban đầu, loại tên lửa này là sản phẩm được hợp hợp tác nghiên cứu & chế tạo giữa công ty Oto Melara (Ý) hợp tác với Matra (Pháp), hiện nay, nó là sản phẩm của nhà sản xuất MBDA.
Otomat đời đầu tiên thiếu một liên kết dữ liệu để ngắm bắn trong phạm vi đường chân trời, nên bị giới hạn hiệu quả tầm bắn chỉ 60km, tương tự như Exocet block 1. Để khắc phục, phiên bản Mk2 bắt đầu được phát triển tháng 5/1973, hoàn thành năm 1976, đã giải quyết được vấn đề này.
Nhà sản xuất MBDA đưa ra thông số kỹ thuật của tên lửa Otomat Mk2 như sau: Trọng lượng 770kg. Chiều dài 4,46m.
Đường kính tên lửa 400mm. Đầu đạn 210kg. Cơ chế nổ: chạm nổ và cận nổ. Tầm bắn 180km.
Tốc độ 310 m/s. Tên lửa được dẫn hướng quán tính, GPS và radar chủ động.
Điều khiển quán tính kết hợp với cập nhật vị trí mục tiêu và đo độ cao vô tuyến. Tên lửa sẽ bay với độ cao gần sát mặt biển, công phá mục tiêu bằng đầu đạn bán xuyên giáp / HE nặng 210kg và nhiên liệu động cơ đẩy còn lại.
Tên lửa Otomat Mk2 có một liên kết dữ liệu để cập nhật giữa hành trình, được thiết kế để tấn công các mục tiêu trong chế độ “lướt trên biển”.
Loại tên lửa này công phá mục tiêu ở độ cao hơn 2m bằng đầu đạn nhồi thuốc nổ cực mạnh và nhanh chóng vô hiệu hóa chiến hạm hàng nghìn tấn của đối phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo