Quốc tế

Serbia nâng cấp thành công tên lửa Malyutka Việt Nam đang dùng

DNVN - Gói nâng cấp của Serbia đem lại cho loại tên lửa Malyutka (Việt Nam gọi là B72) có khả năng tương đương tên lửa chống tăng hiện đại, xuyên phá 800mm thép sau giáp ERA.

Pháp công bố thời điểm chuyển giao tiêm kích Rafale cho Ấn Độ / Thượng viện Mỹ quyết ngăn cản thương vụ bán vũ khí cho Saudi Arabia và UAE

Viện công nghệ quân sự Serbia (MTI) vừa xác nhận với Tạp chí Jane's rằng họ đã phát triển thành công hai phiên bản mới của vũ khí chống tăng có điều khiển Malyutka và sẽ đưa vào phục vụ trong Quân đội Serbia vào năm tới.
Malyutka là biệt danh của tên lửa chống tăng cá nhân đầu tiên trên thế giới mang tên đầy đủ 9M14 Malyutka (NATO định danh là AT-3 Sagger) được Liên Xô đưa vào sử dụng năm 1973.
Ước tính, 25.000 quả đạn đã được sản xuất trong khoảng 10-20 năm kể từ ngày nó ra đời. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia vẫn sử dụng rộng rãi tên lửa Malyutka với định danh riêng là B72.
Bộ đội Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ huấn luyện sử dụng tên lửa Malyutka (B72), Nguồn ảnh: QĐND

Bộ đội Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ huấn luyện sử dụng tên lửa Malyutka (B72), Nguồn ảnh: QĐND

Theo MIT, hiện tại họ sẽ đưa vào sử dụng hai phiên bản gồm: Malyutka 2F trang bị đầu nổ nhiệt áp có sức công phá tương đương 8kg TNT chuyên chống bộ binh núp trong công sự.
Còn Malyutka 2T trang bị đầu nổ kiểu tandem có khả năng xuyên thủng 800mm thép đồng nhất sau giáp phản ứng nổ ERA.
Hai phiên bản tên lửa Malyutka của Serbia. Nguồn ảnh: Jane's

Hai phiên bản tên lửa Malyutka của Serbia. Nguồn ảnh: Jane's

Bộ khí tài gồm bệ phóng, hệ thống dẫn đường của Malyutka 2F/T như nhau và không thay đổi kể từ ngày ra đời. Cả hai phiên bản đều đạt tầm bắn tối đa 3.000m.
Ngạc nhiên là hệ thống dẫn đường Malyutka nâng cấp có thể thông qua hai phương thức gồm: dẫn đường kiểu cũ MCLOS (hiệu chỉnh hướng bay thủ công từ khi rời bệ tới lúc trúng mục tiêu, phụ thuộc vào pháo thủ); dẫn đường kiểu bán tự động SACLOS (pháo thủ chỉ cần giữ tầm ngắm vào mục tiêu cho tới khi tên lửa tiếp cận).
Tuy nhiên, phương thức dẫn đường cũng có sự cải tiến nhỏ đó là lệnh lái đạn truyền từ bệ phóng tới tên lửa thông qua kênh tần số vô tuyến thay vì bằng dây.
Ngoài việc cấu hình bắn từ mặt đất, cũng như thiết kế trước đây của Liên Xô, Serbia cũng tích hợp phóng tên lửa Mayutka mới từ xe bọc thép chở quân BOV 4x4 và xe chiến đấu bộ binh BVP M80.
Ngoài ra, MIT xác nhận với Jane's rằng đang phát triển phiên bản Malyutka 2T5 có đầu đạn HEAT mạnh hơn. MIT tuyên bố rằng phiên bản mới thay đổi kích thước đòi hỏi cải tiến bệ phóng, sức xuyên đạt tới 1.000m thép sau ERA và tầm bắn tăng lên tới 5.000m.
Thanh Nga (theo Jane's)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm