Siêu oanh tạc cơ Tu-160M sẽ là vũ khí răn đe của Nga khiến Mỹ kinh sợ
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160M đầu tiên đã hoàn thành việc lắp ráp và chuyển từ nhà máy sản xuất đến Căn cứ thử nghiệm hàng không Kazan để bước vào giai đoạn thử nghiệm bay. Tu-160M mang đầy đủ những điểm mạnh khiến Mỹ phải liên tục cảnh giác.
Hé lộ bí mật của máy bay phản lực nhanh nhất thế giới / Triều Tiên tuyên bố thực hiện thử nghiệm tăng cường năng lực răn đe hạt nhân
Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định tiếp tục sản xuất thêm 50 máy bay ném bom chiến lược liên lục địa "thế hệ mới" Tu-160M; trong khi tương lai của chương trình máy bay ném bom tàng hình PAK-DA vẫn còn rất mù mờ, thì máy bay ném bom chiến lược liên lục địa Tu-160M sẽ là "vũ khí răn đe" thực sự mà Không quân Nga tiếp tục sử dụng cho đến năm 2035.
Tiến độ sản xuất và thử nghiệm Tu-160M đã được tăng tốc đáng kể; theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga vào tháng 1 năm nay, chiếc Tu-160M đầu tiên được dự kiến sẽ được chuyển đến căn cứ thử nghiệm của Kazan vào năm 2021; nhưng hiện nay đã hoàn thành, vượt trước kế hoạch gần 2 năm.
Theo báo cáo, máy bay ném bom Tu-160M được nâng cấp từ máy bay Tu-160; nhưng chất lượng giữa Tu-160 và Tu-160M tương tự như việc so sánh giữa Su-27 ra đời vào thập niên 1980 và Su-35 hiện nay.
Tu-160 (tiền thân của Tu-160M) là loại máy bay ném bom hạng nặng, siêu thanh với cánh có thể thay đổi hình dạng (cánh cụp, cánh xòe); được thiết kế và chế tạo bởi Liên Xô trong thập niên 1970, đưa vào biên chế năm 1987. Tu-160 là máy bay ném bom chiến lược có vận tốc gấp hơn hai lần tốc độ âm thanh (Mach2+), lớn nhất từng được con người chế tạo.
Tu-160M chủ yếu nâng cấp về động cơ, hệ thống điện tử hàng không kỹ thuật số, hệ thống dẫn đường toàn cầu có độ chính xác cao, thế hệ vô tuyến quân sự bảo mật thế hệ mới, thiết bị chống nhiễu điện tử…giúp cải thiện đáng kể khả năng thông tin, tình báo, tác chiến điện tử và khả năng thâm nhập vào không phận phòng không dày đặc của đối phương.
Tu-160M chủ yếu nâng cấp về động cơ, hệ thống điện tử hàng không kỹ thuật số, hệ thống dẫn đường toàn cầu có độ chính xác cao, thế hệ vô tuyến quân sự bảo mật thế hệ mới, thiết bị chống nhiễu điện tử…giúp cải thiện đáng kể khả năng thông tin, tình báo, tác chiến điện tử và khả năng thâm nhập vào không phận phòng không dày đặc của đối phương.
Các chuyên gia quân sự Nga cho biết, mặc dù Tu-160M không có khả năng tàng hình như máy bay B-2 hay B-21 sắp tới của Không quân Mỹ, nhưng với khả năng xâm nhập không phận đối phương với tốc độ siêu âm và mang phóng tên lửa tầm xa, đây là vấn đề kỹ thuật mà hệ thống phòng không của đối phương khó có phương án đối phó.
Ngoài 50 máy bay ném bom mới được sản xuất, 16 chiếc Tu-160 hiện tại của Không quân Nga sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn M (hoặc M2).
Máy bay ném bom Tu-160M có tải trọng vũ khí lên tới 45 tấn, bán kính chiến đấu hơn 13.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không, có thể dễ dàng tiếp cận lục địa Mỹ. Cùng với đó là tên lửa hành trình phóng từ trên không thế hệ mới Kh-101/102, cho Tu-160M khả năng tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ từ cự ly cách xa 4.000 km.
Máy bay ném bom Tu-160M có tải trọng vũ khí lên tới 45 tấn, bán kính chiến đấu hơn 13.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không, có thể dễ dàng tiếp cận lục địa Mỹ. Cùng với đó là tên lửa hành trình phóng từ trên không thế hệ mới Kh-101/102, cho Tu-160M khả năng tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ từ cự ly cách xa 4.000 km.
Mặc dù máy bay ném bom Tu-160M không có khả năng tàng hình, nhưng tên lửa hành trình Kh-101 là vũ khí chiến lược tàng hình mới nhất của quân đội Nga (loại mang đầu đạn hạt nhân có tên là Kh-102). Theo những thông tin được tiết lộ, mặt cắt phản xạ radar của tên lửa Kh-101 chỉ có 0,01 m2, tầm bắn tối đa hơn 4.000 km và có thể mang theo đầu đạn nổ nặng 450 kg. Một chiếc Tu-160M có thể mang 12 tên lửa hành trình Kh-101.
Tên lửa Kh-102 được cho là có tầm bắn 5.500 km, mang một đầu đạn hạt nhân tương đương sức công phá 150.000 tấn thuốc nổ TNT. Truyền thông Nga cho biết, Tu-160M nếu duy trì tốc độ Mach 1,5 thì bán kính chiến đấu vẫn còn hơn 12.000 km. Và sự kết hợp giữa Tu-160M với tên lửa hạt nhân Kh-102 có thể mang đến mối đe dọa tương tự như máy bay ném bom chiến lược tàng hình của Mỹ.
Về vấn đề này, các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, Tu-160 thực sự là máy bay ném bom chiến lược duy nhất của Nga, có khả năng tiến công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ. Tuy nhiên, trong những thập kỷ tới, khi máy bay tàng hình sẽ trở thành chủ đạo, sức mạnh răn đe của máy bay ném bom Tu-160M rất khó so sánh với các máy bay ném bom chiến lược tàng hình như B-2, B-21.
Hiện nay Chính phủ Mỹ vẫn kêu gọi Nga phá hủy máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 và Tu-95 và gắn vấn đề này với các cuộc đàm phán về việc ký kết Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới; nhưng các chuyên gia Nga tin rằng Moscow sẽ không xem xét việc phá hủy Tu-160, trừ khi Mỹ sẵn sàng từ bỏ máy bay ném bom tàng hình B-2 và B-21.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo