Siêu pháo tự hành Mỹ bắn trúng mục tiêu cách xa... 100 km
Vì sao đã có S-400 nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn mua thêm Patriot? / Nguyên nhân thực khiến Syria muốn loại bỏ S-300 để thay bằng Bavar 373
Thông tin trên được ông Mark Esper - người đứng đầu Lục quân Mỹ thông báo trong một tuyên bố chính thức. ERCA được kỳ vọng sẽ giúp gia tăng đáng kể sức mạnh của bộ binh nước này nhờ vào tầm xa và độ chính xác vượt trội.
Hiện tại pháo tự hành cỡ 155 mm bắn đi từ các nền tảng khác nhau thường đạt tới cự ly khoảng 30 km, nhưng ERCA được thiết kế để công kích mục tiêu cách xa tới 70 km, hoặc trên 100 km khi sử dụng đạn tăng tầm dẫn đường đặc biệt có độ chính xác cao.
Quá trình nâng cấp nền tảng pháo tự hành - một phần của dự án ERCA đang được triển khai tại căn cứ Yuma Proving Ground. Về cơ bản những thay đổi bao gồm trọng lượng cơ bản toàn hệ thống tăng thêm khoảng 450 kg, nòng pháo được kéo dài thêm gần 2 m, sửa đổi lại tháp pháo cũng như thiết kế mới loa giảm giật cho nòng.
Nguyên mẫu pháo tự hành thế hệ mới thuộc chương trình ERCA của Lục quân Mỹ. Ảnh: National Interest.
Nhờ nòng pháo được kéo dài đáng kể nên đã dẫn tới việc vũ khí này bắn được những viên đạn có liều phóng lớn hơn, giúp tăng sơ tốc đầu nòng cũng như cung cấp tầm xa và độ chính xác vượt trội so với loại sử dụng nòng ngắn.
ERCA dự kiến sẽ là cấu hình tiêu chuẩn của pháo tự hành thế hệ mới M109A8 có nòng dài gấp 58 lần đường kính (L/58), nó là bước cải tiến vượt trội so với phiên bản M109A7 L/39 cũ hơn hiện đang phục vụ với số lượng lớn trong Quân đội Mỹ.
Các kỹ sư quân sự Mỹ cho biết hiện tại về cơ bản họ đã xong phần thiết kế đối với đạn pháo dẫn đường tầm xa thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS có khả năng vươn tới khoảng cách 70 km, loại đạn này được xem là bản nâng cấp của Excalibur ra đời cách đây đã 30 năm.
Thử nghiệm đạn pháo dẫn đường thế hệ mới cho pháo tự hành M109A8. Ảnh: National Interest.
Nếu trong tương lai công việc nghiên cứu chế tạo loại đạn tăng tầm 100 km diễn ra thuận lợi thì ERCA còn có thể được trưng dụng để trang bị cho các tàu hải quân như khu trục hạm DDG-1000 lớp Zumwalt hay Arleigh Burke Flight III.
Với khả năng đánh trúng mục tiêu ở cự ly trên, loại đạn pháo công nghệ cao này của Mỹ có sức mạnh chẳng thua gì một quả tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn trong khi giá thành lại rẻ hơn rất nhiều lần.
Với hệ thống vũ khí pháo binh tiên tiến trên, lực lượng vũ trang của Mỹ sẽ được bảo đảm nắm trong tay thứ vũ khí "không có đối thủ, vượt xa mọi sản phẩm cạnh tranh mà Nga hay Trung Quốc đang nghiên cứu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo