Quốc tế

Siêu tàu phá băng hạt nhân Nga gặp hỏa hoạn

Một vụ hỏa hoạn vừa xảy ra trên tàu phá băng hạt nhân Ural đang hoàn thiện tại Nhà máy Đóng tàu Baltic (một phần của Tập đoàn Thống nhất).

Su-57 Nga sẽ điều khiển 4 UAV S-70 Okhotnik cùng lúc / Nga thử ngiệm thành công tên lửa không đối không tầm xa nhất trong lịch sử

Cơ quan báo chí của nhà máy đóng tàu Nga cho biết: "Một vụ cháy đã xảy ra trên tàu phá băng chạy năng lượng hạt nhân Ural. Diện tích vụ cháy là hơn 5m2 và nhanh chóng được lực lượng cứu hỏa khống chế".

Theo nguồn tin này, không có thiệt hại đáng kể nào xảy ra. Theo kết quả điều tra ban đầu, nguyên nhân ban đầu được xác định là do con người, khu vực xảy ra vụ việc nằm trong một khoang kỹ thuật của con tàu.

Sieu tau pha bang hat nhan Nga gap hoa hoan
Tàu phá băng hạt nhân Nga.

Tàu phá băng Ural có chiều dài 173,3m, chiều rộng 34m, trọng lượng giãn nước là 33.540 tấn. Mỗi tàu phá băng mới sẽ được trang bị một lò phản ứng hạt nhân RITM-200 công suất 175-megawatt, được thiết kế đặc biệt cho lớp tàu này.

Con tàu hiện đại này của Nga có thể vượt qua lớp băng gần 3 mét và chở lượng hàng lên đến 100.000 tấn. Tàu sẽ phục vụ tuyến Biển Bắc và dẫn đường cho các tàu chở nhiên liệu dầu khí từ khu vực Yamal và bán đảo Gydan, thềm lục địa Biển Kara tới thị trường các nước Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Ngoài việc đóng các tàu phá băng nguyên tử mới, Nga đang khôi phục lại các sân bay quân sự bị bỏ hoang ở khu vực Vùng cực, trước hết là sân bay Temp trên đảo Kotelnyy thuộc quần đảo Novaya Sibir Is) nằm giữa các biển Laptep và Biển Đông Xibiri (East Siberian Sea).

Rất có thể, sân bay này sẽ trở thành sân bay chuyên tiếp cho các máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160 và Tu-95MS,- chúng sẽ được tiếp dầu tại đây trước khi tuần tiễu tác chiến gần tới Mỹ.

Để thực hiện chiến lược của mình với Bắc Cực, ngay từ năm 2013, tàu hải dương học Gorizont và tàu kéo MB-56 cũng của Hạm đội Biển Bắc đã tiến hành chuyến khảo sát quần đảo Zemlya Frantsa- Iosif (phia bắc Biển Barents). Các nhà hải dương học quân sự đã nghiên cứu rất kỹ quần đảo này, đặc biệt là đảo Greem- Bell.

 

Trong thời kỳ Xô Viết, trên đảo này đã có một sân bay (sân bay ở vĩ độ cao nhất) với 1 trung đoàn không quân tiêm kích. Chuyến khảo sát trên của Hạm đội Biển Bắc cho thấy một điều là các máy bay tiêm kích Nga sẽ sớm xuất hiện trên quần đảo này.

Hiện các máy bay MiG-31 sẽ được bố trí tại đây nhưng với số lượng không nhiều. Và lúc đó sẽ xuất hiện các khả năng đánh chặn các tên lửa có cánh mà đối phương tiềm năng có thể phóng vào lãnh thổ Nga từ khu vực Bắc Băng Dương.

Ngoài ra, Nga cũng đã triển khai tại Bắc Cực những hệ thống vũ khí hàng đầu của Nga, trong đó có hệ thống phòng thủ S-400, các tổ hợp pháo – tên lửa Pantsir-S1, tàu ngầm hạt nhân Pskov… nhằm tăng cường phòng thủ cho lục địa băng giá này.

Nói về những động thái liên tiếp của Nga tại Bắc cực, cựu Phó thủ tướng Dmitry Rogozin cho biết: "Bắc Cực có đầy đủ các cơ hội... Nhưng các bạn không thể đi đến đó chỉ với hai bàn tay trắng, bạn cần phải được trang bị các công nghệ hiện đại, như tàu phá băng tối tân, chiến hạm đủ mạnh, các hệ thống thông tin liên lạc và nhiều thiết bị khác...".

Như vậy, tàu phá băng Ural là nhân tố cực quan trọng của Nga trong chiến lược tăng cường hoạt động và ảnh hưởng của mình tại Bắc Cực. Vì vậy, bất kỳ sự cố nào xảy ra với chương trình tàu Ural đều có thể có tác động tiêu cực đến hoạt động của cả hạm đội Nga tại khu vực này.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm