Quốc tế

SIPRI: Số lượng vũ khí hạt nhân do các cường quốc nắm giữ đang gia tăng

Viện nghiên cứu hàng đầu thế giới cho biết số lượng vũ khí hạt nhân đang hoạt động trong kho dự trữ của các cường quốc quân sự có dấu hiệu gia tăng trở lại. Các nhà phân tích cảnh báo thế giới đang “tiến gần đến một trong những thời kỳ nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người”.

Đô đốc Thổ Nhĩ Kỳ: 'Mỹ không đủ năng lực sản xuất vũ khí để hỗ trợ Ukraine' / Thủ tướng Hungary: 'Chỉ ông Trump mới có thể ngăn chặn xung đột ở Ukraine'

Chú thích ảnh

Trung Quốc, cường quốc hạt nhân lớn thứ 3 thế giới, được cho là đã tăng số lượng đầu đạn hạt nhân lên 410 vào tháng 1/2023. Ảnh: Reuters

Trang Guardian (Anh) dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) có trụ sở tại Thụy Điển đưa tin trong bối cảnh mối quan hệ quốc tế đang xấu đi, ước tính toàn cầu hiện có khoảng 12.512 đầu đạn hạt nhân. Trong đó, 9.576 đầu đạn nằm trong kho dự trữ quân sự sẵn sàng sử dụng, tăng 86 đầu đạn so với một năm trước.

Theo SIPRI, sự gia tăng này chấm dứt thời kỳ số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới giảm dần sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Viện nghiên cứu này lưu ý Trung Quốc hiện nắm giữ 60 đầu đạn hạt nhân mới. Theo sau là Nga với 12 đầu đạn hạt nhân mới, Pakistan và Triều Tiên cũng thêm 5 đầu đạn, Ấn Độ thêm 4 đầu đạn.

Sự gia tăng số lượng đầu đạn diễn ra bất chấp tuyên bố hồi năm 2021 của 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp – rằng “sẽ không có bên nào chiến thắng trong cuộc xung đột hạt nhân và cuộc xung đột này sẽ không bao giờ được tiến hành”.

Nghiên cứu cũng chỉ ra Nga và Mỹ cùng nhau vẫn chiếm gần 90% tổng số vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Ngoài vũ khí hạt nhân có thể sử dụng được, mỗi cường quốc còn nắm giữ hơn 1.000 đầu đạn trước đây đã ngừng phục vụ trong quân đội và đang dần bị loại bỏ.

Trong tổng số 12.512 đầu đạn trên thế giới, bao gồm cả những đầu đạn đã ngừng hoạt động và đang chờ loại bỏ, SIPRI ước tính có 3.844 đầu đạn được triển khai cùng với tên lửa và máy bay.

 

Khoảng 2.000 đầu đạn trong số đó – gần như tất cả đều thuộc sở hữu của Nga hoặc Mỹ – được đặt được đặt trong tình trạng báo động cao. Những đầu đạn này được trang bị cho tên lửa hoặc được lưu trữ tại các căn cứ không quân có máy bay ném bom hạt nhân.

Chú thích ảnhƯớc tính tổng kho dự trữ hạt nhân của các quốc gia tính đến tháng 1/2023. Báo cáo thường niên của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm/The Guardian

Tuy nhiên, viện nghiên cứu này lưu ý rất khó đánh giá bức tranh toàn cảnh vì một số quốc gia - bao gồm Nga, Mỹ và Anh - đã giảm mức độ minh bạch kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.

Trung Quốc, cường quốc hạt nhân lớn thứ ba thế giới, được cho là đã tăng số lượng đầu đạn hạt nhân từ 350 vào tháng 1/2022 lên 410 vào tháng 1/2023. Kho vũ khí này dự kiến sẽ tiếp tục phát triển nhưng SIPRI dự đoán rằng chúng sẽ không vượt kho vũ khí của Mỹ và Nga.

Báo cáo của SIPRI cho biết thêm Trung Quốc chưa từng công bố quy mô kho vũ khí hạt nhân của nước này và nhiều đánh giá của họ dựa trên dữ liệu từ Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD).

Hồi năm 2021, hình ảnh vệ tinh tiết lộ rằng Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng hàng trăm hầm chứa tên lửa mới trên khắp lãnh thổ phía bắc.

 

Những cường quốc hạt nhân lớn tiếp theo của thế giới là Pháp và Vương quốc Anh - lần lượt sở hữu 290 và 225 đầu đạn. Trong đó, kho vũ khí đang hoạt động của Anh dự kiến sẽ gia tăng hơn nữa, sau thông báo vào 2 năm trước rằng London đã tăng giới hạn từ 225 lên 260 đầu đạn.

>> Xem thêm: Tổng thống Zelensky không tin ông Trump có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine

Trong số 225 đầu đạn của Anh, 120 đầu đạn sẵn sàng hoạt động để trang bị cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Trident II D5, khoảng 40 đầu đạn trang bị trên tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN).Tuy nhiên, Chính phủ Anh không tiết lộ công khai số lượng vũ khí hạt nhân, đầu đạn hoặc tên lửa đã triển khai trong bối cảnh căng thẳng toàn cầu gia tăng.

>> Xem thêm: Quân đội Nga đập tan đòn phản công của Ukraine tại Artemovsk

Chính sách mới của Anh chỉ là một dấu hiệu cho thấy sự đổ vỡ trong hợp tác về tương lai của vũ khí hạt nhân.

 

Mới đây, Mỹ đã “đóng băng” đối thoại ổn định chiến lược song phương với Nga sau xung đột ở Ukraine. Điện Kremlin cũng tuyên bố đình chỉ tham gia vào hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng còn lại với Mỹ.

>> Xem thêm: Rộ tin lãnh đạo Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine bị thương nặng

Ông Dan Smith, Giám đốc SIPRI nói: “Chúng ta đang trôi vào một trong những thời kỳ nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại. Điều cấp thiết là các chính phủ trên thế giới phải tìm cách hợp tác để làm dịu căng thẳng địa chính trị, làm chậm các cuộc chạy đua vũ trang và đối phó với những hậu quả ngày càng tồi tệ của các vấn nạn môi trường và nạn đói đang gia tăng trên thế giới.”

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm