Soi 4 tàu chiến NATO vừa vào biển Baltic đã bị Nga "tóm"
Ngoài chiến hạm của Mỹ thì các tàu còn lại của các nước NATO đang hiện diện ở Baltic không phải là đối thủ với sức mạnh của Hải quân Nga.
Điểm mặt dàn vũ khí nguy hiểm nhất của khối quân sự NATO / Chiến sự Libya: LNA có gì trong tay khiến Mỹ-NATO "ôm hận"?
Interfax dẫn báo cáo của Trung tâm Quản lý Quốc phòng Liên bang Nga (NUA) cho hay, Quân đội Nga đang kiểm soát chặt hoạt động của bốn tàu chiến NATO xuất hiện trên biển Baltic từ hôm 18/4. Nguồn ảnh: Sputnik
"Để đáp ứng kịp thời các tình huống bất thường có thể xảy ra ở biển Baltic, các lực lượng và phương tiện của hạm đội đang thực hiện một số biện pháp để giám sát hành động của các tàu chiến NATO", thông điệp của Interfax trích dẫn. Nguồn ảnh: CNN
Một trong những chiếc tàu đáng quan tâm nhất với Hạm đội Baltic lúc này là khu trục hạm USS Gravely (DDG-107) của Hải quân Mỹ. Đây là một trong những chiến hạm Aegis nổi tiếng của Mỹ, có năng lực tác chiến cực mạnh, có khả năng tiến công sâu vào lãnh thổ của nước Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đây cũng không phải lần đầu tiên Gravely tiến vào Baltic, trước đó nó vừa có một chuyến đi vào "sân nhà Nga" cuối tháng 2. Còn trong tháng 6/2016, trong khi hộ tống tàu sân bay USS Harry S. Truman, Gravely đã có cuộc "chạm trán" tàu hộ vệ Nga dẫn tới căng thẳng giữa hai "ông lớn". Nguồn ảnh: Wikipedia
Chiếc tàu 9.200 tấn này được trang bị 128 bệ phóng tên lửa cho phép triển khai gần 100 quả tên lửa hành trình Tomahawk hoặc kết hợp tên lửa tầm cao SM-2. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong khi ba chiếc tàu chiến NATO còn lại thuộc về Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha không quá đáng ngại. Khả năng tác chiến của chúng thậm chí thua xa các tàu hộ vệ 2.000 tấn của Nga. Nguồn ảnh: Alamy
Trong ảnh là tàu hộ vệ ORP Tướng Kazimierz Pulaski của Hải quân Ba Lan, đây vốn là tàu USS Clark thuộc lớp Oliver Hazard Perry của Mỹ, sau khi được loại biên năm 2000, nó được bán lại cho Ba Lan với giá hữu nghị. Nguồn ảnh: Alamy
Chiếc tàu 3.600 tấn này được trang bị một bệ phóng tên lửa kiểu Mk13 với 40 quả đạn tên lửa phòng không SM-1MR (tầm bắn 40km) và tên lửa hành trình Harpoon (tầm bắn 130km), vũ khí còn lại gồm pháo 76mm, ngư lôi 324mm. Nguồn ảnh: Youtube
Chiếc TCG Gokova (F496) của Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một chiếc tàu lớp Oliver Hazard Perry của Hải quân Mỹ, được bán lại cho Thổ nă 2002. Cấu hình trang bị của nó cũng giống hệt chiếc của Ba Lan. Nguồn ảnh: Getty Image
Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai gần có thể bổ sung hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Mk41 với tên lửa tầm trung RIM-162 ESSM để nâng cao khả năng phòng không cho con tàu. Bên cạnh đó, họ vẫn giữ bệ phóng Mk 13 để triển khai tên lửa Harpoon. Nguồn ảnh: Twitter
Almirante Juan de Borbón (F-102) của Hải quân Tây Ban Nha đang triển khai ở Baltic thì hiện đại hơn so với Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là chiếc thứ 2 thuộc lớp tàu khu trục phòng không F-100 trị giá tới 674 triệu USD/chiếc. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chiếc tàu khu trục gần 6.000 tấn này được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis rút gọn, 48 bệ phóng tên lửa cho phép triển khai tối đa 32 tên lửa phòng không tầm xa SM-2 hoặc 64 tên lửa tầm trung RIM-162. Tuy nhiên, nó không có khả năng triển khai Tomahawk, hỏa lực chống hạm vẫn là tên lửa Harpoon. Nguồn ảnh: Reddit
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo