Quốc tế

Soi “bảo bối” của Không quân Hải quân Việt Nam

DNVN - Dù được xây dựng cách đây không lâu nhưng Không quân thuộc Hải quân Nhân dân Việt Nam được trang bị tương đối hiện đại bao gồm các loại máy bay do Nga và châu Âu sản xuất.

Philippines sắp có tàu ngầm phi hạt nhân mạnh nhất Biển Đông? / Thất bại đau đớn của tình báo Israel khi đánh cắp tiêm kích MiG-29

 Theo báo QĐND, năm 2013, Bộ Quốc phòng đã bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng Phòng không – Không quân về Quân chủng Hải quân. Với sự kiện này, Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức có lực lượng không quân riêng biệt với trang bị riêng. Ảnh: Báo Nghệ An

Theo báo QĐND, năm 2013, Bộ Quốc phòng đã bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng Phòng không – Không quân về Quân chủng Hải quân. Với sự kiện này, Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức có lực lượng không quân riêng biệt với trang bị riêng. Ảnh: Báo Nghệ An

Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 sẽ thực hiện các nhiệm vụ gồm: tác chiến săn ngầm; vận tải quân sự; trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước; tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão lụt. Về trang bị của lữ đoàn, lực lượng nòng cốt hiện tại sẽ là các trực thăng chống ngầm Ka-28. Ảnh: Báo Hải quân

Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 sẽ thực hiện các nhiệm vụ gồm: tác chiến săn ngầm; vận tải quân sự; trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước; tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão lụt. Về trang bị của lữ đoàn, lực lượng nòng cốt hiện tại sẽ là các trực thăng chống ngầm Ka-28. Ảnh: Báo Hải quân

Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), Việt Nam hiện có 8 chiếc Ka-28 được Liên Xô viện trợ trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là tổ bay trực thăng Ka-28 thuộc Trung đoàn Không quân 954 (trước khi nâng lên cấp Lữ đoàn 954). Ảnh: Báo Hải quân

Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), Việt Nam hiện có 8 chiếc Ka-28 được Liên Xô viện trợ trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là tổ bay trực thăng Ka-28 thuộc Trung đoàn Không quân 954 (trước khi nâng lên cấp Lữ đoàn 954). Ảnh: Báo Hải quân

Đặc biệt, các trực thăng Ka-28 sẽ đi theo kèm hoạt động của 4 tàu hộ vệ hiện đại Gepard 3.9 Đề án 11661E mang tên 011 Đinh Tiên Hoàng, 012 Lý Thái Tổ, 015 Trần Hưng Đạo, 016 Quang Trung. Ảnh: Báo QĐND

Đặc biệt, các trực thăng Ka-28 sẽ đi theo kèm hoạt động của 4 tàu hộ vệ hiện đại Gepard 3.9 Đề án 11661E mang tên 011 Đinh Tiên Hoàng, 012 Lý Thái Tổ, 015 Trần Hưng Đạo, 016 Quang Trung. Ảnh: Báo QĐND

Ngoài 8 chiếc Ka-28, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự phục vụ của 4 chiếc trực thăng vận tải hải quân Ka-32T. Ảnh: Báo Kiến Thức

Ngoài 8 chiếc Ka-28, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự phục vụ của 4 chiếc trực thăng vận tải hải quân Ka-32T. Ảnh: Báo Kiến Thức

Ngoài dòng trực thăng Nga, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự góp mặt của 2 trực thăng đa dụng hiện đại Eurocopter EC225 Super Puma Mk II+ (Pháp chế tạo). Số máy bay này được Công ty Trực thăng miền Nam bàn giao lại. Ảnh: Báo Hải quân

Ngoài dòng trực thăng Nga, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự góp mặt của 2 trực thăng đa dụng hiện đại Eurocopter EC225 Super Puma Mk II+ (Pháp chế tạo). Số máy bay này được Công ty Trực thăng miền Nam bàn giao lại. Ảnh: Báo Hải quân

 

Theo nhà sản xuất, EC225 Super Puma MK II+ được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ bay biển. Nó được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, đạt tầm bay xa, có thể chở 19-24 người hoặc hàng hóa. Nhìn chung, EC225 sẽ tham gia chủ yếu vai trò vận tải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trong Không quân Hải quân Việt Nam. Ảnh: Báo Hải quân

Theo nhà sản xuất, EC225 Super Puma MK II+ được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ bay biển. Nó được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, đạt tầm bay xa, có thể chở 19-24 người hoặc hàng hóa. Nhìn chung, EC225 sẽ tham gia chủ yếu vai trò vận tải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trong Không quân Hải quân Việt Nam. Ảnh: Báo Hải quân

 Trong nhiệm vụ bay trinh sát, tuần tra, Không quân Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị 6 chiếc thủy phi cơ DHC-6 Series 400 Twin Otter do công ty Viking Canada sản xuất. Số máy bay này được ta ký hợp đồng mua năm 2010. Ảnh: Báo Hải quân

Trong nhiệm vụ bay trinh sát, tuần tra, Không quân Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị 6 chiếc thủy phi cơ DHC-6 Series 400 Twin Otter do công ty Viking Canada sản xuất. Số máy bay này được ta ký hợp đồng mua năm 2010. Ảnh: Báo Hải quân

 Trong 6 chiếc DHC-6 Series 400 trang bị cho Việt Nam gồm 3 chiếc có cấu hình cho nhiệm vụ chở khách và 3 chiếc cho vai trò tuần tra trên biển. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35 cho phép đạt tốc độ tối đa 314km/h, tầm bay 1.480km (với lượng nhiên liệu lớn nhất), trần bay 8.138m. Tải trọng của máy bay khoảng 1,1 tấn hoặc chở 20 người. Ảnh: Báo Hải quân

Trong 6 chiếc DHC-6 Series 400 trang bị cho Việt Nam gồm 3 chiếc có cấu hình cho nhiệm vụ chở khách và 3 chiếc cho vai trò tuần tra trên biển. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35 cho phép đạt tốc độ tối đa 314km/h, tầm bay 1.480km (với lượng nhiên liệu lớn nhất), trần bay 8.138m. Tải trọng của máy bay khoảng 1,1 tấn hoặc chở 20 người. Ảnh: Báo Hải quân

Thanh Nga (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm