Quốc tế

Top máy bay quân sự Liên Xô rơi nhiều nhất ở Afghanistan

DNVN - Với sự hậu thuẫn của CIA, phiến quân Mujahiddeen đã gây ra những tổn thất khủng khiếp cho Không quân Liên Xô trong quá trình giúp đỡ đất nước Afghanistan chống chọi với khủng bố từ 1979-1989.

Sự thực Việt Nam mua số lượng lớn xe tăng T-72 từ Belarus / Việt Nam nâng cấp pháo phản lực dọn bãi trang bị cho tàu đổ bộ?

Theo thống kê của Viện nghiên cứu Afghanistan có trụ sở tại Washington DC (Mỹ) được Wikipedia dẫn lại, trong cuộc chiến này, lực lượng quân đội Liên Xô đã tổn thất khoảng 14.543 người, trong các tổn thất về vũ khí trang bị có khoảng 125 máy bay các loại bị bắn rơi trong đó có 113 máy bay cánh bằng (số còn lại là trực thăng). Ảnh: Wikipedia

Theo thống kê của Viện nghiên cứu Afghanistan có trụ sở tại Washington DC (Mỹ) được Wikipedia dẫn lại, trong cuộc chiến này, lực lượng quân đội Liên Xô đã tổn thất khoảng 14.543 người, trong các tổn thất về vũ khí trang bị có khoảng 125 máy bay các loại bị bắn rơi trong đó có 113 máy bay cánh bằng (số còn lại là trực thăng). Ảnh: Wikipedia

Đầu tiên, máy bay cường kích Su-25 chuyên thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất. Có khoảng 50 máy bay Su-25 được luân phiên triển khai làm nhiệm vụ và đã thực hiện hơn 60.000 phi vụ trong suốt cuộc chiến này. Tuy nhiên do thường xuyên thực hiện các phi vụ tấn công tầm thấp nên Su-25 cũng là loại máy bay bị săn lùng nhiều nhất. Tổng cộng có 36 chiếc Su-25 bị rơi trong chiến tranh, trong đó có 21 chiếc bị bắn hạ số còn lại bị rơi do sự cố kỹ thuật. Ảnh: Wikipedia

Đầu tiên, máy bay cường kích Su-25 chuyên thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất. Có khoảng 50 máy bay Su-25 được luân phiên triển khai làm nhiệm vụ và đã thực hiện hơn 60.000 phi vụ trong suốt cuộc chiến này. Tuy nhiên do thường xuyên thực hiện các phi vụ tấn công tầm thấp nên Su-25 cũng là loại máy bay bị săn lùng nhiều nhất. Tổng cộng có 36 chiếc Su-25 bị rơi trong chiến tranh, trong đó có 21 chiếc bị bắn hạ số còn lại bị rơi do sự cố kỹ thuật. Ảnh: Wikipedia

Thứ 2, Su-17 cũng là một máy bay cường kích có vai trò tương tự như Su-25. Su-17 cũng được sử dụng với vai trò săn lùng các khu vực tiền đồn của lực lượng phiến quân Mujahideen, đây là loại máy bay duy nhất được sử dụng từ đầu cho đến cuối cuộc chiến. Có 34 máy bay Su-17 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến này. Ảnh: Wikipedia

Thứ 2, Su-17 cũng là một máy bay cường kích có vai trò tương tự như Su-25. Su-17 cũng được sử dụng với vai trò săn lùng các khu vực tiền đồn của lực lượng phiến quân Mujahideen, đây là loại máy bay duy nhất được sử dụng từ đầu cho đến cuối cuộc chiến. Có 34 máy bay Su-17 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến này. Ảnh: Wikipedia

 Thứ 3, tiêm kích đánh chặn MiG-21 huyền thoại thường sử dụng cho nhiệm vụ hộ tống đội hình cường kích. Ít nhất 21 chiếc bị bắn hạ và gặp tai nạn trong cuộc chiến. Ảnh: Wikipedia

Thứ 3, tiêm kích đánh chặn MiG-21 huyền thoại thường sử dụng cho nhiệm vụ hộ tống đội hình cường kích. Ít nhất 21 chiếc bị bắn hạ và gặp tai nạn trong cuộc chiến. Ảnh: Wikipedia

Thứ 4, tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23 được sử dụng với vai trò phòng không và cả tấn công mặt đất. 11 máy bay MiG-23 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến này. Ảnh: Wikipedia

Thứ 4, tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23 được sử dụng với vai trò phòng không và cả tấn công mặt đất. 11 máy bay MiG-23 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến này. Ảnh: Wikipedia

Thứ 5, máy bay vận tải quân sự và dân sự hạng trung 4 động cơ An-12, thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa đến chiến trường và chở thương binh hay liệt sĩ từ chiến trường về Liên Xô. 10 máy bay An-12 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến. Ảnh: Wikipedia

Thứ 5, máy bay vận tải quân sự và dân sự hạng trung 4 động cơ An-12, thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa đến chiến trường và chở thương binh hay liệt sĩ từ chiến trường về Liên Xô. 10 máy bay An-12 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến. Ảnh: Wikipedia

 

Thứ 6, máy bay vận tải quân sự và dân sự hạng nhẹ 2 động cơ An-26, có khả năng chở theo 40 người hoặc 5.500kg hàng hóa. Máy bay này có trần bay khá thấp khoảng 7.500m nên rất dễ bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất, 6 chiếc An-26 đã bị rơi trong cuộc chiến này. Ảnh: Wikipedia

Thứ 6, máy bay vận tải quân sự và dân sự hạng nhẹ 2 động cơ An-26, có khả năng chở theo 40 người hoặc 5.500kg hàng hóa. Máy bay này có trần bay khá thấp khoảng 7.500m nên rất dễ bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất, 6 chiếc An-26 đã bị rơi trong cuộc chiến này. Ảnh: Wikipedia

Thứ 7, máy bay vận tải quân sự hạng nặng Il-76 được trang bị 4 động cơ phản lực, chuyên thực hiện các hoạt động vận chuyển hàng hóa quân sự đặc biệt như các loại xe thiết giáp, xe quân sự, pháo binh, đạn dược đến chiến trường. Ít nhất 2 chiếc IL-76 đã bị rơi trong đó không loại trừ khả năng bị bắn hạ. Ảnh: Wikipedia

Thứ 7, máy bay vận tải quân sự hạng nặng Il-76 được trang bị 4 động cơ phản lực, chuyên thực hiện các hoạt động vận chuyển hàng hóa quân sự đặc biệt như các loại xe thiết giáp, xe quân sự, pháo binh, đạn dược đến chiến trường. Ít nhất 2 chiếc IL-76 đã bị rơi trong đó không loại trừ khả năng bị bắn hạ. Ảnh: Wikipedia

Thứ 8, máy bay trinh sát và chiến tranh điện tử Yak-28, được sử dụng ở Afghanistan cho vai trò trinh sát. Chúng xuất hiện một cách không chính thức ở Afghanistan với nhiệm vụ bí mật, ít nhất 2 chiếc bị rơi ở đây mà không rõ lý do. Ảnh: Wikipedia

Thứ 8, máy bay trinh sát và chiến tranh điện tử Yak-28, được sử dụng ở Afghanistan cho vai trò trinh sát. Chúng xuất hiện một cách không chính thức ở Afghanistan với nhiệm vụ bí mật, ít nhất 2 chiếc bị rơi ở đây mà không rõ lý do. Ảnh: Wikipedia

Thứ 9, máy bay An-30 chuyên thực hiện nhiệm vụ đo đạc và chụp ảnh trên không. Có một An-30 đã bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không vác vai khi hoạt động tại Afghanistan. Ảnh: Wikipedia

Thứ 9, máy bay An-30 chuyên thực hiện nhiệm vụ đo đạc và chụp ảnh trên không. Có một An-30 đã bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không vác vai khi hoạt động tại Afghanistan. Ảnh: Wikipedia

Thứ 10 là máy bay Su-24 – loại tiêm kích – bom hiện đại mà Liên Xô triển khai ở Afghanistan. Chỉ có một chiếc gặp nạn sau khi làm nhiệm vụ chiến đấu tại Afghansitan và dang trên đường trở về căn cứ tại Uzbekistan. Ảnh: Wikipedia

Thứ 10 là máy bay Su-24 – loại tiêm kích – bom hiện đại mà Liên Xô triển khai ở Afghanistan. Chỉ có một chiếc gặp nạn sau khi làm nhiệm vụ chiến đấu tại Afghansitan và dang trên đường trở về căn cứ tại Uzbekistan. Ảnh: Wikipedia

 

Thanh Nga (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm