Quốc tế

Soi “sát thủ săn ngầm” P-1 Nhật Bản muốn bán cho Việt Nam, ĐNÁ

DNVN - Nhật Bản đã sẵn sàng xuất khẩu dòng máy bay săn ngầm Kawasaki P-1 hiện đại nhất do nước này thiết kế, sản xuất cho bất cứ quốc gia nào có nhu cầu.

Ông Trump nêu hai yêu cầu “rất đơn giản” của Mỹ với Iran / Mỹ trang bị gì cho căn cứ trực thăng tại Syria?

Trong khuôn khổ triển lãm hàng không Paris Air Show, Nhật Bản lần đầu tiên đưa máy bay săn ngầm Kawasaki P-1 tới tham dự. Theo giới chuyên gia quốc tế, động thái này cho thấy Tokyo sẵn sàng xuất khẩu P-1 tới bất cứ các quốc gia nào trên thế giới. Nguồn ảnh: Airliners.net

Trong khuôn khổ triển lãm hàng không Paris Air Show, Nhật Bản lần đầu tiên đưa máy bay săn ngầm Kawasaki P-1 tới tham dự. Theo giới chuyên gia quốc tế, động thái này cho thấy Tokyo sẵn sàng xuất khẩu P-1 tới bất cứ các quốc gia nào trên thế giới. Nguồn ảnh: Airliners.net

Thực tế năm 2018, Nhật Bản đã nỗ lực thương thảo bán P-1 cho Anh và New Zealand nhưng không thành công. Hiện nay, Đông Nam Á đang là một trong những thị trường mà Nhật Bản kèm P-1 hướng tới. Nguồn ảnh: Airliners.net

Thực tế năm 2018, Nhật Bản đã nỗ lực thương thảo bán P-1 cho Anh và New Zealand nhưng không thành công. Hiện nay, Đông Nam Á đang là một trong những thị trường mà Nhật Bản kèm P-1 hướng tới. Nguồn ảnh: Airliners.net

 Theo truyền thông quân sự Malaysia, Bộ Quốc phòng nước này  bày tỏ sự quan tâm lớn tới dòng máy bay săn ngầm P-1 dù cho giá cả của nó lên tới 164 triệu USD/chiếc mà chưa kèm trang bị. Nguồn ảnh: Airliners.net

Theo truyền thông quân sự Malaysia, Bộ Quốc phòng nước này bày tỏ sự quan tâm lớn tới dòng máy bay săn ngầm P-1 dù cho giá cả của nó lên tới 164 triệu USD/chiếc mà chưa kèm trang bị. Nguồn ảnh: Airliners.net

 Bên cạnh đó, theo phía Nhật Bản, họ chấp thuận tạo điều kiện cho mọi khách hàng mua theo hình thức ODA - một hình thức cho vay rất nổi tiếng từ Nhật Bản dành cho các quốc gia đang phát triển. Việc này tạo điều kiện lớn cho quốc gia có ngân sách quốc phòng eo hẹp ở Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia. Nguồn ảnh: Airliners.net

Bên cạnh đó, theo phía Nhật Bản, họ chấp thuận tạo điều kiện cho mọi khách hàng mua theo hình thức ODA - một hình thức cho vay rất nổi tiếng từ Nhật Bản dành cho các quốc gia đang phát triển. Việc này tạo điều kiện lớn cho quốc gia có ngân sách quốc phòng eo hẹp ở Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia. Nguồn ảnh: Airliners.net

 P-1 do Công ty hàng không vũ trụ Kawasaki phát triển từ đầu những năm 2000 nhằm thay thế dòng máy bay P-3C Orion trong nhiệm vụ tuần tra biển và săn ngầm. Máy bay có chiều dài 38m, sải cánh 35,4m, cao 12,1m, trọng lượng cất cánh tối đa 79,7 tấn. Nguồn ảnh: Airliners.net

P-1 do Công ty hàng không vũ trụ Kawasaki phát triển từ đầu những năm 2000 nhằm thay thế dòng máy bay P-3C Orion trong nhiệm vụ tuần tra biển và săn ngầm. Máy bay có chiều dài 38m, sải cánh 35,4m, cao 12,1m, trọng lượng cất cánh tối đa 79,7 tấn. Nguồn ảnh: Airliners.net

Máy bay trang bị 4 động cơ turbofan F7 do Nhật Bản tự sản xuất cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 996km/h, tốc độ hành trình 833km/h, tầm bay cực đại 8.000km, bán kính chiến đấu 2.500km. Nguồn ảnh: Airliners.net

Máy bay trang bị 4 động cơ turbofan F7 do Nhật Bản tự sản xuất cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 996km/h, tốc độ hành trình 833km/h, tầm bay cực đại 8.000km, bán kính chiến đấu 2.500km. Nguồn ảnh: Airliners.net

 

P-1 sở hữu hệ thống điện tử hàng không hiện đại gồm radar mạng pha chủ động của Toshiba, sonar định vị NEC, hệ thống chỉ huy tác chiến chống ngầm của Shinko Electric, hệ thống đối phó điện tử của Mitsubishi... Nguồn ảnh: Wikipedia

P-1 sở hữu hệ thống điện tử hàng không hiện đại gồm radar mạng pha chủ động của Toshiba, sonar định vị NEC, hệ thống chỉ huy tác chiến chống ngầm của Shinko Electric, hệ thống đối phó điện tử của Mitsubishi... Nguồn ảnh: Wikipedia

Cận cảnh giao diện người – máy hệ thống chỉ huy tác chiến trên khoang chiếc P-1. Nguồn ảnh: Wikipedia

Cận cảnh giao diện người – máy hệ thống chỉ huy tác chiến trên khoang chiếc P-1. Nguồn ảnh: Wikipedia

Máy bay được vận hành bởi phi hành đoàn 3 người gồm 2 phi công, một hoa tiêu. Nguồn ảnh: Wikipedia

Máy bay được vận hành bởi phi hành đoàn 3 người gồm 2 phi công, một hoa tiêu. Nguồn ảnh: Wikipedia

Về vũ khí, P-1 có tải trọng lên tới 9 tấn bom đạn triển khai trên 16 điểm treo gồm: 8 điểm treo trên cánh cùng 8 điểm treo trong khoang bom (trong ảnh, cửa khoang bom đang mở). Nguồn ảnh: Wikipedia

Về vũ khí, P-1 có tải trọng lên tới 9 tấn bom đạn triển khai trên 16 điểm treo gồm: 8 điểm treo trên cánh cùng 8 điểm treo trong khoang bom (trong ảnh, cửa khoang bom đang mở). Nguồn ảnh: Wikipedia

Với tải trọng cực lớn, P-1 có thể thoái mái triển khai kết hợp tên lửa - ngư lôi - phao thủy âm - bom chìm chống ngầm phục vụ tác chiến với mọi loại mục tiêu. Trong vai trò chống ngầm, P-1 có khả năng mang ngư lôi 324mm Mk 46 hoặc Type 97 và thủy lôi, bom chìm. Nguồn ảnh: Wikipedia

Với tải trọng cực lớn, P-1 có thể thoái mái triển khai kết hợp tên lửa - ngư lôi - phao thủy âm - bom chìm chống ngầm phục vụ tác chiến với mọi loại mục tiêu. Trong vai trò chống ngầm, P-1 có khả năng mang ngư lôi 324mm Mk 46 hoặc Type 97 và thủy lôi, bom chìm. Nguồn ảnh: Wikipedia

 

P-1 cũng có khả năng tác chiến chống tàu mặt nước với việc mang với các tên lửa chống hạm kiểu AGM-84 Harpoon của Mỹ (tầm bắn 130km) hoặc ASM-1C của Nhật Bản (tầm bắn tới 180km). Nguồn ảnh: Wikipedia

P-1 cũng có khả năng tác chiến chống tàu mặt nước với việc mang với các tên lửa chống hạm kiểu AGM-84 Harpoon của Mỹ (tầm bắn 130km) hoặc ASM-1C của Nhật Bản (tầm bắn tới 180km). Nguồn ảnh: Wikipedia

Thanh Nga (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm