Soi trực thăng Mi-28NE mà một quốc gia Đông Nam Á đặt mua
Mỗi trực thăng Mi-28NE có khả năng mang 16 tên lửa chống tăng cùng các loại rocket, súng pháo đủ kích cỡ tấn công quét sạch các mục tiêu bọc thép, bộ binh tập trận trong mọi điều kiện thời tiết.
Nga đã "quảng cáo lố" về sức mạnh của trực thăng tấn công Ka-52? / Choáng ngợp dàn vũ khí yểm trợ bộ binh trên trực thăng Ó Đen
"Từ năm 2015, cơ quan hợp tác quân sự - kỹ thuật liên bang đã nhận được 6 yêu cầu cung cấp trực thăng Mi-28NE. Các đối tác này tới từ khu vực Đông Nam Á, Trung Đông và thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO)", nguồn tin cho hay. Ảnh: defpost
Đáng tiếc là nguồn tin FMTS không chịu cung cấp rõ danh tính các quốc gia đề nghị cung cấp trực thăng tấn công Mi-28NE. Việc đoán định là tương đối khó vì khách hàng trực thăng Nga ở châu Á và châu Âu rất nhiều. Riêng tại khu vực Đông Nam Á, ngoài Việt Nam hiện còn có Myanmar, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia cũng dùng trực thăng Nga. Ảnh: defpost
Còn nếu chỉ kể riêng các nước chuyên dùng trực thăng tấn công Nga hiện có Việt Nam, Myanmar và Indonesia. Trong đó, Việt Nam đã cho nghỉ hưu số trực thăng Mi-24A hết hạn sử dụng và chưa thay mới, trong khi Myanmar và Indonesia từng có hợp đồng mua trực thăng tấn công Mi-35 thế hệ mới. Không loại trừ, khách hàng mua Mi-28NE nằm trong đây! Ảnh: defpost
Mi-28NE là phiên bản xuất khẩu của dòng trực thăng tấn công ban đêm Mi-28N do Mil Moscow - nhà thiết kế Mi-8/17/24 phát triển. Dù là phiên bản xuất khẩu nhưng Mi-28NE được đánh giá là tích hợp công nghệ chẳng kém gì phiên bản nội địa, thậm chí còn được ưu ái nhiều. Ảnh: Russia_19the91_Motherland
So với thế hệ Mi-28A trước đó, Mi-28NE tích hợp hệ thống cánh quạt chính và động cơ VK-2500 rất mạnh do Nga sản xuất, đặc biệt hệ thống điện tử hàng không được cải thiện cho phép tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Mà đáng kể nhất là radar sóng mm lắp trên đỉnh cánh quạt tăng khả năng phát hiện mục tiêu trong điều kiện chiến trường bị che khuất… tính năng của nó được cho không thua kém radar AN/APG-78 Longbow trên trực thăng Apache. Ảnh: TASS
Cận cảnh một trong hai buồng lái trực thăng tấn công Mi-28NE. Có thể thấy, các trang bị bảng điều khiển được hiện đại hóa với màn hình màu LCD lớn hiển thị tổng hợp tham số kỹ thuật bay. Ngoài ra, phi công sẽ có mũ bay tích hợp hệ thống hiển thị mục tiêu kết hợp với một số loại vũ khí dẫn đường. Ảnh: Thaimilitary
Khả năng sống sót của Mi-28NE cũng được nâng cấp khi buồng lái được bọc giáp dày, kính chắn gió có thể chống được đạn súng máy 12,7-14,5mm. Ngoài ra, trong máy bay còn tích hợp hệ thống chữa cháy tự động bảo vệ thiết bị điện, thủy lực... Khoang động cơ cũng được cách nhiệt, thùng nhiên liệu có thể tự hàn khi bị bắn trúng tránh rò rỉ nhiên liệu cũng như cháy nổ... Ảnh: Planephotos
Về hỏa lực, Mi-28NE trang bị một khẩu pháo 30mm 2A42 ở dưới mũi có thể xoay đổi hướng hai bên cho phép khai hỏa mà không cần cả trực thăng phải quay theo. Khẩu pháo có tốc độ bắn 200-800 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1.500m với mục tiêu mặt đất và 2.500m với mục tiêu trên không. Ảnh: TASS
Hai cánh nhỏ của Mi-28NE có thể triển khai tối đa 16 tên lửa chống tăng Ataka-V có tầm bắn 8km, xuyên 900mm thép sau giáp phản ứng nổ. Ngoài ra, nó có thể tùy chọn mang 4-8 tên lửa không đối không Strelets kết hợp rocket 80/130mm hoặc thêm các gunpod 30mm. Ảnh: defpost
Thay vì sử dụng dòng động cơ TV3-117 của Ukraine, Mi-28NE chuyển sang trang bị dòng động cơ tuabin trục VK-2500 của Nga sản xuất, có công suất cất cánh đạt 2.200hp/máy. Tốc độ trực thăng đạt tới 300km/h, trần bay 5.600m, cự ly bay 435km. Ảnh: Planephotos
Cánh quạt của Mi-28NE làm bằng vật liệu plastic siêu bền có thể chống chịu đạn 30mm bắn vào. Ngoài ra, cánh quạt đuôi thiết kế với hình dạng chữ X giảm đáng kể tiếng ồn khi bay. Ảnh: Reddit
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
TASS dẫn nguồn phòng truyền thông cơ quan hợp tác quân sự - kỹ thuật Liên bang Nga (FMTS) cho hay, 6 khách hàng nước ngoài đã gửi đề nghị phía Nga cung cấp trực thăng tấn công Mi-28NE. Ảnh: defpost