Quốc tế

Sóng gió trong quan hệ quân sự Mỹ - Philippines

Đã có nhiều nhận định được các chuyên gia đưa ra nếu thỏa thuận an ninh giữa Mỹ và Philippines bị hủy bỏ.

Mỹ thử nghiệm thiết giáp lưỡng cư mới thay thế AAV-7 sau nửa thế kỷ phục vụ / Việt Nam tự sản xuất từ lâu, giờ Ấn Độ mới hỏi mua tên lửa vác vai Igla

Trước hết, các chuyên gia cho rằng, quyết định hủy hợp tác quân sự với Mỹ của Philippines là bước thụt lùi và thậm chí còn cho rằng đây có thể là bước đi đầu tiên hướng tới việc chấm dứt quan hệ quốc phòng với Mỹ vốn đã đã được thiết lập nhiều thập kỷ qua.

Nhìn nhận về tác động đối với Mỹ, quyết định này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chiến lược quân sự của Mỹ trong khu vực. Việc mất quyền tự do tiếp cận các cảng và cắt đứt quan hệ đối tác chặt chẽ với Philippines sẽ hạn chế khả năng của Mỹ phản ứng kịp thời trước những tình huống không lường trước được ở Đông Á.

Thủy quân lục chiến Mỹ trong cuộc tập trận đổ bộ tại một trại quân sự ở tỉnh Zambales, ngày 11/4/2019 nhằm thúc đẩy quan hệ song phương Philippines - Mỹ. Ảnh: Reuters.
Thủy quân lục chiến Mỹ trong cuộc tập trận đổ bộ tại một trại quân sự ở tỉnh Zambales, ngày 11/4/2019 nhằm thúc đẩy quan hệ song phương Philippines - Mỹ. Ảnh: Reuters.

Còn với Philippines, việc từ bỏ một thỏa thuận an ninh quan trọng hàng đầu với Mỹ sẽ làm suy yếu an ninh của đất nước cũng như gây một số bất lợi cho Philippines.

Cụ thể hơn là Philippines có thể không nhận được khoản viện trợ an ninh trị giá 550 triệu USD cùng các hoạt động hỗ trợ huấn luyện và tình báo của Mỹ với Philippines, chưa kể Mỹ cũng có thể tìm cách sửa đổi, thậm chí hủy bỏ nhiều thỏa thuận quân sự song phương cũng như ngừng các hoạt động tập trận, huấn luyện chung với quân đội Philippines.

Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, khi quan hệ Philippines - Mỹ suy yếu sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc mở rộng quân sự hóa Biển Đông.

Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 180 ngày nữa để thỏa thuận nói trên chính thức bị hủy bỏ và giới quan sát tiếp tục theo dõi những diễn biến tiếp theo.

 

Về phía nội bộ Philippines, nhiều nghị sĩ đang hối thúc Tổng thống Duterte xem xét lại quyết định này. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, khả năng đó khó có thể xảy ra, khi ông Duterte vẫn giữ quan điểm không lùi còn Tổng thống Mỹ vẫn ưu tiên đưa lực lượng quân đội Mỹ về nước hoặc buộc một số đồng minh trả tiền nhiều hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm