Quốc tế

SpaceX phá vỡ thế độc tôn du hành vũ trụ của Nga

Ngành du hành vũ trụ của Nga đã bị phá vỡ thế độc tôn sau khi Công ty SpaceX của Mỹ phóng thành công tàu vũ trụ Crew Dragon và đưa hai phi hành gia của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) “cập bến” Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vừa qua. Điều này đòi hỏi Nga cần nhanh chóng đưa ra chiến lược không gian mới để củng cố vị trí của mình.

Belarus tiến sát tới quyết định đóng cửa căn cứ quân sự Nga / Nga tiến hành cuộc tấn công lớn nhất trong nhiều tháng qua tại Tây Bắc Syria

Crew Dragon được thiết kế rất khác các tàu con thoi trước đây. “Crew Dragon không có cánh, vì vậy nó sẽ không hạ cánh trên đường băng như tàu con thoi khác. Lợi thế lớn của Crew Dragon là kích thước nhỏ, do vậy độ an toàn cao. Crew Dragon có thể được đặt trên đầu tên lửa đẩy và dễ dàng tách khỏi tên lửa an toàn”, nhà du hành Jean-François Clervois đồng thời là người sáng lập Air Zero G cho hay.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga (Roscosmos) đã hoan nghênh vụ phóng thành công tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX. Giám đốc điều hành các chuyến bay có người lái của Roscosmos, ông Sergei Krikaliov, nhấn mạnh "thành công lần này của SpaceX sẽ mang đến cho nước Nga những cơ hội mới". Tuy nhiên, trong thông điệp gửi tới ông Dmitri Rogozin, Tổng giám đốc Roscosmos, nhà sáng lập SpaceX Elon Musk lại hài hước viết: "Tấm lò xo hoạt động". Không phải ngẫu nhiên mà ông Elon Musk thốt ra lời nói trên. Còn nhớ, ông Dmitri Rogozin năm 2014 đã từng nói một câu tương tự rằng: “Trong thời kỳ căng thẳng, nếu Moscow làm gián đoạn chương trình hợp tác không gian với Washington, các nhà du hành Mỹ chỉ có thể cần một "tấm lò xo" để bật lên ISS”.

Tàu vũ trụ Crew Dragon thực hiện sứ mệnh lịch sử đưa người vào không gian từ nước Mỹ. Ảnh: Getty.

Tàu vũ trụ Crew Dragon thực hiện sứ mệnh lịch sử đưa người vào không gian từ nước Mỹ. Ảnh: Getty.

Việc Mỹ phóng thành công tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon lên quỹ đạo đã phá vỡ thế độc tôn về du hành vũ trụ của Nga trong nhiều năm qua nhưng cũng báo hiệu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới.

Chương trình vũ trụ của Nga nổi tiếng vì đã đưa con người đầu tiên lên vũ trụ năm 1961 và phóng vệ tinh đầu tiên vào 4 năm trước đó. Sau khi Mỹ dừng chuyến bay vào không gian cuối cùng vào năm 2011, việc đưa người lên ISS hoàn toàn phụ thuộc vào tàu vũ trụ Soyuz của Nga.

Theo tờ Le Point, việc Roscosmos mất đi một khách hàng như Mỹ là thiệt hại tài chính lớn. Thông thường, để có một chỗ ngồi trên tàu Soyuz của Nga, NASA phải trả khoảng 80 triệu USD. Trong khi đó, ông Andreï Ionine, chuyên gia tại Học viện Vũ trụ Tsiolkovski ở Moscow ước tính rằng, nếu SpaceX vận chuyển các phi hành gia Mỹ, Roscosmos sẽ bị lỗ hơn 200 triệu USD/năm, một số tiền đáng kể trong ngân sách 2 tỷ USD của cơ quan này.

Không chỉ vậy, việc SpaceX phóng thành công tàu vũ trụ lên ISS còn khiến Nga mất đi vị trí độc tôn, buộc phải cạnh tranh về giá cả. Theo ông chủ của SpaceX, chi phí cho một chuyến du hành mà SpaceX thực hiện sẽ rơi vào khoảng 60 triệu USD/người. Do vậy, để thu hút các tỷ phú có đam mê khám phá vũ trụ từ ISS, Roscosmos đang nỗ lực giảm giá 30%. "SpaceX tiết kiệm bằng cách sử dụng các động cơ giá rẻ và sản xuất gần như tất cả các bộ phận của nó. Ở Nga, điều này đòi hỏi phải thay đổi quy trình sản xuất", ông Dmitri Rogozin cho hay.

 

Biến thách thức thành cơ hội, Nga quyết định ngay trong năm nay sẽ tiến hành thử hai tên lửa mới và nối lại chương trình Mặt Trăng vào năm tới. Trước đó, Moscow đã lên kế hoạch phóng thử tên lửa đẩy hạng nặng Angara vào mùa thu năm nay. Theo ông Rogozin, Moscow đang thúc đẩy phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới Sarmat, còn được gọi là Satan 2 theo phân loại của NATO. Năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khoe rằng Sarmat là một trong những vũ khí mới của Nga có thể khiến các hệ thống phòng thủ của NATO trở nên lỗi thời.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm