Quốc tế

Su-22 Syria thoát hiểm ngoạn mục khi bị F-16 Thổ ngắm bắn

Tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng bắn hạ cường kích Su-22 Syria, nhưng máy bay của Damascus đã thoát hiểm trước tên lửa đối phương.

Pháo phòng không Thổ Nhĩ Kỳ bắn đỏ rực trời đỡ đòn tấn công từ Syria / UAV Orlan-10 của Nga bị bắn hạ tại Syria

Trong những ngày qua Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố chiến tích của tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon trên chiến trường Syria, tính cho tới thời điểm hiện tại nó đã bắn hạ 2 máy bay ném bom tiền tuyến và 1 máy bay huấn luyện - chiến đấu L-39 của Không quân Syria.

Việc chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên túc trực phía bên kia biên giới để phóng tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120 AMRAAM thực sự đã mang đến nhiều nguy cơ cho máy bay của Syria, mới đây lại xảy ra một sự việc khác.

Su-22 Syria thoat hiem ngoan muc khi bi F-16 Tho ngam ban
Cường kích Su-22 của Không quân Syria đã trở thành mục tiêu tấn công của F-16 Thổ Nhĩ Kỳ

Truyền thông khu vực dẫn nguồn tin từ tài khoản Twitter của nhà quan sát Last Defender cho biết, tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ vừa đưa ra một cố gắng tiếp theo để hạ một máy bay chiến đấu Syria.

Tuy nhiên sự việc trên hóa ra là một thất bại cho Không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Tên lửa không đối không AIM-120 được phóng từ rìa biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn vô dụng trước máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22 sản xuất từ thời Liên Xô.

Dựa trên bức ảnh được đăng tải, có thể thấy rằng máy bay ném bom Su-22 đã cơ động nhanh ở vận tốc siêu âm, và do đó đánh lừa được tên lửa do Mỹ sản xuất. Các nhân chứng tại hiện trường cho hay, sau khi rời khỏi khúc cua, phi công Su-22 đã tăng tốc mức tối đa, từ đó bỏ xa tên lửa.

Su-22 Syria thoat hiem ngoan muc khi bi F-16 Tho ngam ban
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc chiếc Su-22 của Syria cơ động để tránh tên lửa được chiếc F-16 Thổ Nhĩ Kỳ phóng đi

Các chuyên gia cho rằng, máy bay chiến đấu Su-22 của Syria có thể tấn công F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, vì nó có tên lửa R-73 hay R-27T tầm bắn ngoài 40 km, tuy nhiên, thực tế là Su-22 không được tích hợp radar và nó chỉ được sử dụng để tấn công chống phiến quân khủng bố.

Ngoài ra khi làm nhiệm vụ thì Su-22 chỉ mang tên lửa tầm ngắn R-60 để tự vệ và rất có thể trong phi vụ vừa rồi nó không mang theo vũ khí để chiến đấu với các mục tiêu trên không, chính vì vậy cuộc tấn công đáp trả không được xem xét

 

Hiện tại vẫn chưa biết liệu phi công Su-22 đã tự mình phát hiện ra tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp cận, hay nhận được cảnh báo từ radar của Quân đội Nga, tuy nhiên giới phân tích tại Moskva cho rằng rõ ràng Syria có đủ tiềm năng để phá hủy máy bay quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm