Su-27 và Su-30 Việt Nam bay bao nhiêu giờ mỗi năm, chi phí bay thế nào?
Trong thời bình, số giờ bay của một tiêm kích là chỉ số cực kỳ quan trọng giúp xác định trình độ và khả năng tác chiến của các phi công chiến đấu.
Xe tăng lội nước PT-76 Việt Nam hóa "lô cốt" bảo vệ biển đảo thiêng liêng / Bộ đôi tàu Pohang 18, 20 Hải quân Việt Nam cùng lắp tên lửa Kh-35
Theo con số được nhà sản xuất công bố, các chiến đấu cơ Su-27 của Việt Nam có tuổi thọ khung máy bay vào khoảng 2000 giờ, Với tiêm kích Su-30, tuổi thọ của máy bay sẽ vào khoảng 3000 giờ. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ký sự "Nhà máy A32 đi trước đón đầu công nghệ" được đăng trên Báo Phòng không - Không quân hồi tháng 8 vừa rồi cho biết. Tính đến năm 2018, chiến đấu cơ Su-27UBK số hiệu 8526 đã hoạt động được 130 giờ bay với 193 lần cất cánh. Nguồn ảnh: Airliners.
Như vậy, tính ra mỗi năm chiến đấu cơ Su-27 của Việt Nam sẽ hoạt động vào khoảng gần 90 tiếng trên không. Đây có thể coi là thời gian hoạt động không ít với lực lượng không quân có quy mô như Việt Nam. Nguồn ảnh: Jetspot.
Với chiến đấu cơ Su-30MK2, thông tin cho biết chiếc máy bay này đã được nhà máy tăng niên hạn sử dụng lên 1300 giờ cho 15 năm sử dụng. Với tuổi thọ khung là 3000 giờ bay và được Việt Nam sửa chữa kéo dài thêm vài trăm giờ nữa, có thể áng chừng số giờ bay của Su-30MK2 cũng tương đương với chiếc Su-27 nói trên. Nguồn ảnh: Jetspot.
Thời lượng bay này là khá hợp lý trong bối cảnh của Việt Nam hiện tại, đặc biệt là với các chiến đấu cơ Su-30MK2 và Su-27 - những chiến đấu cơ có chi phí giờ bay khá cao, từ 9000 tới tối đa 14.000 USD cho mỗi giờ bay tuỳ từng tình huống. Nguồn ảnh: Jetspot.
Chi phí giờ bay đắt đỏ này bao gồm phí nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng, bảo trì máy bay sau mỗi lần xuất kích, chi phí hao mòn linh kiện của máy bay và cả tiền lương, phụ cấp cho phi công cùng lực lượng cơ giới mặt đất được huy động để phục vụ cho một chuyến bay. Nguồn ảnh: Jetspot.
Mặc dù có vẻ khá cao nhưng so với các chiến đấu cơ "đồng hạng" của Mỹ, chi phí vận hành của Su-27 và Su-30 vẫn được xem là rất... mềm. Nguồn ảnh: Jetspot.
Hiện tại, trong số các chiến đấu cơ đời mới của Nga, chi phí vận hành của loại MiG-29 được cho là thấp bậc nhất, với tối đa chỉ 7000 USD cho mỗi giờ bay. Nguồn ảnh: Danviet.
Trong khi đó, chi phí vận hành của loại chiến đấu cơ Gripen NG do Thuỵ Điển sản xuất được cho là thấp nhất thế giới với tối đa chỉ 4000 USD cho mỗi giờ bay. Nguồn ảnh: Comcom.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Với các loại chiến đấu cơ, số giờ bay hàng năm không những ảnh hưởng trực tiếp tới trình độ của các phi công điều khiển mà còn là tham số cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng tới độ bền và chi phí hao mòn của máy bay trong tương lai. Nguồn ảnh: Airliners.