Quốc tế

Sự biến mất đầy bí ẩn của 54 tàu ngầm "khủng" sau Thế chiến II

Tàu ngầm U-boat tiên tiến của Đức trong Thế chiến II đã "làm mưa làm gió" trên khắp các vùng biển châu Âu, sau khi Đức Quốc Xã bị tiêu diệt, 54 tàu ngầm này đã "mạc danh kỳ diệu" biến mất, đến nay vẫn chưa có lời giải cho vấn đề này.

Những vũ khí bị cấm sử dụng trong chiến tranh / Căn cứ Mỹ tại Iraq bị tấn công bằng tên lửa

Trong Thế chiến II, Đức đã phát triển các tàu ngầm U-boat tiên tiến, từng gây tổn thất lớn cho quân Đồng minh. Từ năm 1934, Đức đạt được đột phá các hạn chế trong việc chế tạo tàu ngầm, và đã chế tạo tổng cộng hơn 10 loại tàu ngầm U-boat, số lượng vượt quá 1.100 chiếc.

Chiến thuật bầy sói của Hải quân Đức do Karl Donitz đưa ra đã trở thành “ác mộng” cho hoạt động vận chuyển chiến lược trên biển của quân đồng minh. Từ tháng 10/1940, quân Đồng minh bắt đầu tiến hành hộ tống tàu hàng, nhưng chiến thuật bầy sói tàu ngầm quy mô lớn do Donitz chỉ huy vẫn gây ra thiệt hại đáng kể, mỗi tháng tổng lượng hàng hóa bị thiệt hại lên đến 170.000 tấn.

Chiến thuật bầy sói tàu ngầm quy mô lớn của Đức Quốc Xã đã gây ra thiệt hại khổng lồ cho quân Đồng minh. Nguồn: Sina.
Chiến thuật bầy sói tàu ngầm quy mô lớn của Đức Quốc Xã đã gây ra thiệt hại khổng lồ cho quân Đồng minh. Nguồn: Sina.

Trong tổng cộng 5 năm 8 tháng của Thế chiến II, Đức đã sử dụng 830 tàu ngầm U-boat đánh chìm hơn 3.000 tàu hàng của quân Đồng minh, với trọng tải khoảng 15 triệu tấn và tiêu diệt 150 tàu chiến của quân Đồng minh. Tuy nhiên, mặc dù các tàu ngầm của Đức được coi là tiên tiến vào thời điểm đó, nhưng cuối cùng gần như tất cả hơn 800 tàu ngầm Đức đã bị phá hủy và hơn 30.000 lính tàu ngầm đã bị chôn vùi dưới biển.

Để bảo tồn sức mạnh cuối cũng của những tàu ngầm U-boat, cuối Thế chiến II, 54 tàu ngầm này đột nhiên biến mất ở Đức và không ai biết chúng được đưa tới nơi nào. Có thông tin mà đến nay vẫn chưa được xác minh cho rằng, khi Đức Quốc Xã sụp đổ, Hitler đã thông qua các kênh bí mật để trốn tới Nam Cực cùng số tàu ngầm này.

Năm 1938, một năm trước khi xảy ra Thế chiến II, Đức đã cử các thanh sát viên đến Nam Cực và cắm cờ lãnh thổ ở khu vực này. Sau đó Đức đã thiết lập một căn cứ ở đây, đồng thời tuyên bố rằng toàn bộ Nam Cực là lãnh thổ của “Đế chế thứ ba”. Sau này, khi Đức sụp đổ, 54 tàu ngầm U-boat cuối cùng và hơn 6.000 nhà khoa học Đức đã được đưa đến Nam Cực để “chờ thời”.

Nhiều tài liệu cho thấy, Đế chế của Hitler đặc biệt quan tâm đến Nam Cực và trùm phát xít Đức đã cho xây dựng những căn cứ nghiên cứu và phát triển quân sự bí mật trong những hang động khổng lồ nằm sâu dưới lòng đất tại Nam Cực, nhằm xây dựng một đội quân đế quốc hùng mạnh. Theo các tài liệu được giải mã, Hitler đã điều thân tín của mình đến Nam Cực để quản lý một lượng lớn các nhà khoa học ở đây phục vụ phát triển vũ khí tiên tiến với mục tiêu là thống trị thế giới.

Năm 1945, 2 tàu ngầm U-530 và U-977 của Đức đã đi đến lục địa Nam Cực. khi đến đây, các container trên tàu ngầm được đưa vào trong băng, và sau đó hai tàu ngầm đã đến Argentina để đầu hàng. Đặc biệt, theo các tài liệu tuyệt mật của Mỹ và Liên Xô, năm 1940 Hitler đã từng thành lập hai căn cứ kiên cố ở dưới lòng đất Nam Cực, ngoài việc là nơi trú ẩn, căn cứ này còn là nơi để phát triển các công nghệ cấm.

Các tàu ngầm của Đức Quốc Xã đã bí mật di chuyển đến căn cứ ở Nam Cực? Nguồn: Sina.

Có ý kiến cho rằng, Hitler đã tạo ra một thành phố khổng lồ ở sâu dưới lòng đất Nam Cực. Thông tin này cũng được Mỹ và Liên Xô khẳng định, năm 1988, Mỹ và Liên Xô thông báo, phát hiện ra dáng dấp của một thành phố ở Nam Cực thông qua theo dõi vệ tinh.

Số phận bí ẩn của 54 tàu ngầm U-boat cuối cùng của Đức Quốc Xã cùng nhiều nhà khoa học cũng được Karl Donitz tiết lộ trước khi tự sát. Theo tiết lộ, “các tàu ngầm Đức đã đến đầu kia của thế giới và xây dựng một pháo đài không thể phá hủy, người Đức đã thiết lập các căn cứ bí mật 211 ở Nam Cực”. Tuy nhiên, cho đến nay, thế giới vẫn chưa có được bằng chứng cụ thể nào về căn cứ quân sự này và cũng chưa đưa ra được lời giải cho sự mất tích bí ẩn của tàu ngầm cùng nhiều nhà khoa học Đức.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm