Sự thực về hàng nghìn lỗi kỹ thuật được tìm thấy trên tiêm kích tàng hình F-35
Tàu chiến Nga và Mỹ suýt va chạm trên biển / Tình báo quân sự Mỹ phát hiện bí mật Putin muốn giấu cả thế giới
Ủy ban kiểm tra ngân sách (GAO) của Mỹ từng cho biết, cơ quan này đã phát hiện ra tổng cộng 966 lỗi sai sót trong dự án chế tạo máy bay chiến đấu F-35 Lightning II, trong đó 110 lỗi có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động.
GAO khuyến cáo các lỗi trên cần nhanh chóng sửa chữa trước khi F-35 chính thức được sản xuất trên quy mô lớn nhằm trang bị hàng loạt cho Quân đội Mỹ cũng như đồng minh.
Thực ra việc tiêm kích F-35 mắc lỗi kỹ thuật không phải là điều gì mới mẻ mà đây đã trở thành "chuyện cơm bữa" trên các phương tiện truyền thông. Nhưng thật đáng ngạc nhiên là mặc dù bị kêu ca phàn nàn nhiều như vậy mà F-35 vẫn liên tiếp cháy hàng, đối tác đặt mua nó là các lực lượng không quân hàng đầu thế giới như Israel, Anh, Italia, Nhật Bản...
Ngoài các đồng minh chủ chốt trên, vô số "đồng minh hạng 2" của Mỹ cũng đang đánh tiếng hỏi mua chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 này, bao gồm cả Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ... Nhà sản xuất Lockheed Martin thậm chí còn cho biết sau khi sản xuất hàng loạt thì đơn giá của F-35 chỉ còn khoảng 80 triệu USD, tức là rẻ hơn cả Su-35.
Vậy nguyên nhân nào khiến cho một chiếc tiêm kích phải chịu vô số điều tiếng như F-35 vẫn đắt hàng trên thị trường vũ khí thế giới đến như vậy?
F-35 bị coi là một chương trình vũ khí đầy tốn kém của Mỹ
Cần lưu ý rằng các lỗi kỹ thuật của F-35 tuyệt đại đa số đều dính dáng đến phần mềm điều khiển chứ không phải phần cứng, do đây là một tổ hợp vũ khí vô cùng phức tạp. Phần mềm điều khiển của F-35 được viết nên bởi hàng triệu dòng lệnh, theo thống kê thì phải trên 5.000 dòng lệnh mới phát sinh một lỗi lập trình, đây là tỷ lệ cực nhỏ.
Những lỗi phần mềm có thể gây ra cho F-35 một số phiền toái như giới hạn góc tấn và tốc độ tối đa do điều khiển vòi phun nhiên liệu không hợp lý, khiến máy bay không đạt độ cơ động cần thiết trong chiến đấu.
Bên cánh đó bộ điều hòa không khí và điều áp của khoang lái nhận các tham số đầu vào sai lệch, dẫn tới việc phi công bị thiếu dưỡng khí hay bị choáng trong khi đang làm nhiệm vụ.
Các lỗi trên nghe thì có vẻ nghiêm trọng nhưng thực tế việc khắc phục lại rất nhanh chóng, chỉ cần một chút can thiệp vào mã nguồn của phần mềm điều khiển là mọi việc đã được giải quyết.
Bởi vậy mặc dù bị phát hiện tới cả nghìn lỗi kỹ thuật và hơn 100 lỗi gây ảnh hưởng tới hoạt động nhưng việc khắc phục không tốn nhiều thời gian, bằng chứng là quá trình sản xuất quy mô lớn của F-35 vẫn tiếp diễn với tốc độ cực nhanh.
Tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II vẫn đủ khả năng cung cấp đến tay các đối tác tham gia dự án từ ngày đầu một cách đúng hạn và sau đó sẽ là những nước nằm ngoài chương trình phát triển.
Tiêm kích tàng hình F-35 vẫn được đặt hàng với số lượng rất lớn bất chấp vô số lời phàn nàn
Tình trạng trái ngược hoàn toàn lại đang diễn ra với chiếc Su-57, mặc dù được quảng cáo là cực kỳ tin cậy, vượt trội F-35 trên mọi chỉ số nhưng Su-57 đang lâm vào cảnh "đìu hiu". Hiện tại ngoài Không quân Nga thì chưa có đối tác nào ngỏ ý đặt mua sau khi Su-57 hoàn thiện, Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ dùng nó làm chiêu mặc cả để sớm nhận được F-35 mà thôi.
Đặc biệt, đối tác chính của Nga là Ấn Độ còn tuyên bố rút khỏi chương trình tiêm kích FGFA thực chất là bản Su-57 hai chỗ ngồi với lý do máy bay phát sinh nhiều vấn đề không thể sửa chữa. Ấn Độ cho biết FGFA và Su-57 có diện tích phản xạ radar cao hơn cả F-35, tính năng kỹ chiến thuật không được như Nga công bố, giá thành cũng không hề rẻ như họ tưởng.
Để khắc phục những khiếm khuyết trên, Su-57 không phải chỉ đơn giản điều chỉnh các dòng lệnh phần mềm như F-35 là xong mà có nguy cơ phải thiết kế lại từ đầu. Với những nguyên nhân kể trên, không khó để giải thích vì sao F-35 vẫn cháy hàng bất chấp vô số lời chê bai được đưa ra, trong khi tình trạng ngược lại đang xảy đến với chiếc Su-57.
End of content
Không có tin nào tiếp theo