Sức ép từ chính quyền Trump, hàng loạt đại học Mỹ "tẩy chay" Huawei
Máy bay ném bom Nga vừa rơi từng là nỗi khiếp sợ cho NATO / Tổng thống Putin lên tiếng về tình hình Venezuela
Không tuân thủ luật sẽ bị cắt tài chính
SCMP đưa tin, các trường đại học Mỹ đang tẩy chay tập đoàn Huawei và các công ty công nghệ khác của Trung Quốc mà trong nhiều năm qua đã cung cấp các thiết bị công nghệ và tài trợ các nghiên cứu khoa học, nhưng đang trong tầm ngắm của chính quyền Trump.
Đại học California (UC) tại Berkeley đã loại bỏ một hệ thống video hội nghị của Huawei, trong khi UC tại Irvine đang tìm cách thay thế 5 bộ phận của thiết bị âm thanh hình ảnh do Trung Quốc chế tạo. Các trường khác, như Đại học Wisconsin, cũng đang trong quá trình xem xét lại các nhà cung cấp.
Các động thái trên diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành Luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) hồi tháng 8 năm ngoái.
Một quy định của NDAA cấm các bên nhận ngân sách liên bang sử dụng các thiết bị viễn thông, các dịch vụ quay video và các thiết bị mạng do hãng các hãng viễn thông Trung Quốc như Huawei hay ZTE chế tạo.
Cũng nằm trong danh sách đen còn có các nhà cung cấp thiết bị âm thanh hình ảnh khác của Trung Quốc là Hikvision, Hytera, Dahua Technology và các chi nhánh của các công ty này.
Giới chức Mỹ lo ngại rằng các hãng chế tạo thiết bị sẽ tạo cửa sau để các mật vụ của chính phủ và quân đội Trung Quốc đánh cắp các thông tin.
Giới chức Mỹ cáo buộc các hãng chế tạo viễn thông Trung Quốc đang cung cấp thiết bị cho phép chính phủ theo dõi người sử dụng ở nước ngoài, trong đó có nhà nghiên cứu phương Tây làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao. Bắc Kinh và các công ty Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc như vậy.
Đại học California tại San Diego cho biết hồi tháng 8 năm ngoái rằng, trong ít nhất 6 tháng, trường này không nhận tài trợ, hoặc tham gia các thỏa thuận với Huawei, ZTE Corporation và các nhà cung cấp thiết bị hình ảnh âm thanh Trung Quốc.
Theo một tài liệu nội bộ, quy định trên sẽ kéo dài tới ngày 12/2 năm ngoái, khi trường này xem xét lại các quyết định.
Các trường đại học Mỹ không tuân thủ theo NDAA đến tháng 8/2020 sẽ có nguy cơ mất các khoản tài trợ nghiên cứu liên bang và ngân sách chính phủ khác. Điều đó có thể là một thiệt hại đối với các tổ chức giáo dục công, như hệ thống Đại học California, nơi nguồn ngân sách chính phủ đã liên tục bị cắt giảm trong thập niên qua.
Trong năm học 20162016, hệ thống UC đã nhận 9,8 tỷ USD từ ngân sách liên bang. Gần 3 tỷ USD trong số đó được dành cho nghiên cứu, chiếm khoảng 1 nửa trong tổng số các nghiên cứu của trường năm đó, theo các tài liệu ngân sách của UC.
Luật mới là một phần trong chiến lược lớn hơn của chính quyền Trump nhằm đối phó với điều mà Mỹ xem là mối đe dọa ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với an ninh quốc gia và tính cạnh tranh kinh tế của Mỹ.
Lầu Năm Góc đã cảnh báo về tham vọng quyền lực toàn cầu phía sau các dự án của Trung Quốc như Vành đai và Con đường. Mỹ đã áp thuế lên một loạt các hàng hóa Trung Quốc và “ngáng đường” các công ty nước ngoài mua các cổ phần trong các công ty công nghệ Mỹ, khiến việc đầu tư của Trung Quốc tại thung lũng Silicon bị đình trệ.
Ngoài ra, Tổng thống Trump hồi năm ngoái đã ký luật cấm chính phủ Mỹ mua một số thiết bị giám sát và viễn thông từ Huawei và ZTE. Ông Trump cũng đang cân nhắc một lệnh cấm tương tự đối với các công ty Mỹ mua các thiết bị của Trung Quốc.
Ở trung tâm của “cơn bão” là Huawei, một tập đoàn sản xuất điện thoại và thiết bị viễn thông lớn toàn cầu. Giám đốc tài chính của Huawei là bà Mạnh Vãn Chu đã bị bắt giữ tại Canada theo lệnh của Mỹ với cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Một nhân viên khác của Huawei cũng bị bắt hồi tháng trước tại Ba Lan vì các cáo buộc gián điệp.
Sinh viên Trung Quốc bị cắt ngắn thị thực
Các trường đại học Mỹ đã cam nhận được sức nặng từ chính sách Trung Quốc của Tổng thống Trump. Bộ Ngoại giao Mỹ đã cắt ngắn thời gian của thị thực đối với một số nghiên cứu sinh Trung Quốc. Chính quyền Trump cũng đang cân nhắc các biện pháp giới hạn mới đối với các sinh viên Trung Quốc vào Mỹ.
Cho tới nay Trung Quốc là nước có lượng sinh viên quốc tế lớn nhất tại Mỹ, mang lại nguồn thu lớn cho các trường đại học Mỹ.
Áp lực nhằm tẩy chay Huawei và các nhà cung cấp viễn thông Trung Quốc khác đang làm gia tăng áp lực với căng thẳng hiện thời.
Ngoài Đại học Wisconsin, hàng chục tổ chức khác, trong đó có UC Los Angeles, UC Davis và Đại học Texas tại Austin, cho biết họ đang trong tiến trình xem lại các thiết bị viễn thông, hoặc đã làm vậy và khẳng định tuân thủ luật NDAA.
Nhưng đối với Đại học Stanford và các viện giáo dục khác, Huawei không chỉ là một nhà cung cấp thiết bị. Hãng này còn tham gia vào các chương trình nghiên cứu, thường là với tư cách nhà tài trợ, tại hàng chục ngôi trường, trong đó có UC San Diego, Đại học Texas, Đại học Maryland và Đại học Illinois Urbana-Champaign.
Ngoài lệnh cấm sử dụng thiết bị, luật NDAA còn kêu gọi thiết lập các quy định để hạn chế các mối quan hệ đối tác nghiên cứu va các thỏa thuận khác mà các trường đại học Mỹ có với Trung Quốc.
Luật cũng yêu cầu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ phối hợp với các trường đại học về các cách thức nhằm chống lại việc đánh cắp sở hữu trí tuệ và tạo các quy định mới nhằm vào vệ các nhà khoa học khỏi nguy cơ bị các quốc gia khác lợi dụng. Các trường đại học nào không tuân thủ các quy định này sẽ có nguy cơ bị mất quỹ hỗ trợ từ bộ quốc phòng.
Đại học Oxford (Anh) cũng "tẩy chay" Huawei
Sự đề phòng đối với Trung Quốc không chỉ diễn ra tại Mỹ.
Đại học Oxford của Anh hồi tháng này cũng cắt quan hệ với Huawei, thống báo này trường này sẽ không nhận các khoản hỗ trợ cho nghiên cứu hoặc các tài trợ từ thiện.
“Quyết định trên đã được đưa ra sau những lo ngại của công chúng được nêu lên gần đây quanh các quan hệ đối tác của Anh với Huawei”, một phát ngôn viên của ngôi trường đại học danh tiếng hàng đầu nước Anh cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo