Sức mạnh quân sự Hàn Quốc khi "mang chuông đi đánh xứ người"
Mỹ đang kêu gọi các quốc gia đồng minh của mình ở Thái Bình Dương tham gia vào việc hiện diện quân sự ở eo biển Hormuz gần Iran và Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên tham gia.
Hàn Quốc nổ súng cảnh cáo máy bay Nga xâm phạm không phận / Vì sao Ấn Độ "thẳng tay" loại Pantsir-S1 Nga để lựa chọn Hybrid Biho Hàn Quốc?
Đầu tiên phải kể đến lớp khu trục hạm hiện nay được coi là mới nhất và hiện đại nhất của lực lượng Hải quân Hàn Quốc mang tên Sejong. Hiện tại Hải quân Hàn Quốc mới chỉ có ba khu trục hạm loại này, mỗi chiếc có giá gần 1 tỷ USD. Nguồn ảnh: Chosul.
Tiếp theo đó là các khu trục hạm lớp Chungmugon Yu Sun-sin. Đây là lớp khu trục hạm có trọng tải tối đa 5520 tấn, được Hàn Quốc cho hạ thuỷ chiếc đầu tiên hồi năm 2002 và tới nay trong biên chế của Hàn Quốc có tổng cộng 6 chiếc. Nguồn ảnh: Chosul.
Ngoài ra đông nhất trong lực lượng Hải quân Hàn Quốc còn có 9 tàu khu trục lớp Gwanggaeto được đóng từ những năm 1998. Loại khu trục hạm này có độ giãn nước tối đa chỉ 3900 tấn và mớm nước chỉ 4,2 mét, cực kỳ phù hợp khi hoạt động trong vùng biển hẹp và nông như ở eo Hormuz. Nguồn ảnh: Chosul.
Với khinh hạm, hiện đại và đông đảo bậc nhất trong biên chế Hải quân Hàn Quốc hiện tại là các khinh hạm lớp Incheon mới gia nhập biên chế từ năm 2003. Tổng cộng trong biên chế Hải quân Hàn Quốc có 6 khinh hạm loại này. Nguồn ảnh: Chosul.
Ngoài ra trong biên chế Hải quân Hàn Quốc còn có 6 khinh hạm lớp Ulsan. Tuy nhiên đây đều là các tàu có tuổi thọ cao, đã gia nhập biên chế Hải quân Hàn Quốc từ năm 80 của thế kỷ trước và tới nay thậm chí còn có ba chiếc đã bị cho về hưu. Nguồn ảnh: Chosul.
Mới nhất trong biên chế của Hải Quân Hàn Quốc là các khinh hạm lớp Daegu. Mới chỉ có duy nhất một khinh hạm loại này được gia nhập Hải quân Hàn Quốc năm 2018 và tổng cộng Seoul dự kiến sẽ đóng mới 8 khinh hạm loại này trong tương lai. Nguồn ảnh: Chosul.
Về khả năng đổ bộ tấn công, trong biên chế của Hải quân Hàn Quốc hiện có tàu đổ bộ tấn công lớp Dokdo được cho là lớp tàu đổ bộ có trọng tải lớn nhất với độ giãn nước tối đa lên tới 18.800 tấn. Tuy nhiên hiện tại Hàn Quốc mới chỉ có đúng một chiếc loại này. Nguồn ảnh: Chosul.
Bên cạnh đó còn có bốn tàu đổ bộ lớp Cheon Wang Bong. Các tàu đổ bộ lớp này mới chỉ bắt đầu được gia nhập biên chế Hải quân Hàn Quốc từ năm 2014 và tới nay phía Hàn Quốc đang có trong tay bốn tàu đổ bộ loại này. Nguồn ảnh: Chosul.
Nhiều chuyên gia khẳng định, nếu tham gia vào lực lượng do Mỹ dẫn đầu ở Hormuz, nhiều khả năng Hàn Quốc sẽ đưa tới đây các tàu ngầm hiện đang phục vụ trong biên chế của nước này, trong đó có các tàu ngầm loại Chang Bogo - một trong những loại tàu ngầm Hàn Quốc đang sử dụng với số lượng đông đảo nhất với số lượng 9 chiếc. Nguồn ảnh: Chosul.
Ngoài ra, trong biên chế của Hải quân Hàn Quốc còn có 9 tàu ngầm khác được đóng theo lớp Sohn Wonyil. Đây là các tàu ngầm rất mới, được Hàn Quốc trang bị vào biên chế từ năm 2007 và mỗi chiếc có độ giãn nước (khi nổi) tối đa 1860 tấn. Nguồn ảnh: Chosul.
Mới nhất và cũng có số lượng ít nhất trong biên chế Hải quân Hàn Quốc đó là các tàu ngầm lớp Doán Ahn Changho. Hàn Quốc dự kiến sẽ đóng mới bốn tàu ngầm loại này, tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất một chiếc được gia nhập biên chế. Nguồn ảnh: Chosul.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu
Pháp - Đức bàn đối phó chính sách thuế dưới thời Tổng thống Donald Trump
Cột tin quảng cáo
Hải quân Hàn Quốc có một lực lượng tàu chiến cực kỳ đông đảo, trong đó có tới 16 tàu ngầm, 12 khu trục hạm, 13 khinh hạm, 13 hộ vệ hạm và 14 tàu đổ bộ. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có một vài lớp tàu đủ khả năng có thể sang tận eo Hormuz tham chiến cùng với Mỹ. Nguồn ảnh: Chosul.