Quốc tế

Svpressa: Phương Tây cho rằng vì chiến dịch ở Ukraine mà Nga sắp hết tên lửa - Thật không?

Tờ Sloboda Press (Svpressa) nhận xét rằng bất chấp việc Ukraine phản bác việc Nga hết tên lửa, Phương Tây vẫn tin rằng kho vũ khí chính xác của Moscow sắp hết.

NÓNG: Đàm phán Nga-Ukraine bắt đầu ở Istanbul, tỉ phú Nga tái xuất sau tin đồn trúng độc / Ông Peskov nói về kịch bản Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến dịch ở Ukraine

Phương Tây nói Nga sắp hết tên lửa, Ukraine "lắc đầu"

Có những lý do khiến Phương Tây nghi ngờ rằng kho vũ khí chính xác cao của Nga rõ ràng không phải là vô hạn trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Thứ nhất, việc sản xuất hàng loạt các tên lửa tiên tiến Kalibr và Iskander được thiết lập tương đối gần đây - từ 10-12 năm trước. Do đó nếu tính cả tiêu hao trong chiến dịch ở Syria và các cuộc tập trận quân sự, Nga không thể tích lũy đủ tên lửa cần thiết cho chiến dịch ở Ukraine.

Thứ hai, trước nguy cơ tiềm tàng về khả năng nổ ra một cuộc xung đột vũ trang với NATO, Moscow rõ ràng sẽ không để kho vũ khí chính xác trống rỗng - việc "để dành" Kalibr và Iskander rõ ràng là cần thiết.

Thứ ba, bằng chứng gián tiếp cho thấy Nga đã phải "tiết kiệm" tên lửa là việc các tên lửa bờ Bastion-P được sử dụng trong cuộc tập kích trên lãnh thổ Ukraine.

Svpressa: Phương Tây cho rằng vì chiến dịch ở Ukraine mà Nga sắp hết tên lửa - Thật không? - Ảnh 1.

Tên lửa bờ Bastion-P bắn vào mục tiêu ở Ukraine hôm 24/3.

Hôm 13/3, những tờ báo Mỹ rất có uy tín - The New York Times, Financial Times và The Washington Post - đã cùng lúc dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết rằng Moscow đã đàm phán bí mật với Bắc Kinh về việc bổ sung khẩn cấp vũ khí - bao gồm tên lửa Kh-31.

Moscow và và Bắc Kinh ngay lập tức bác bỏ thông tin này.

Tuy nhiên không phải là ai khác - bên phản bác việc Nga hết tên lửa - lại chính là Ukraine.

Truyền thông và quân đội nước này những ngày gần đây liên tục cảnh báo rằng "trước những tuyên bố ồn ào rằng họ (Nga) sắp hết tên lửa - chúng ta có thể thấy mọi thứ không phải như vậy từ cường độ tập kích" - theo lời của Tham mưu phó Quân đội Ukraine Alexander Gruzevich.

Cố vấn văn phòng tổng thống Ukraine Mikhail Podolyak thì phàn nàn qua kênh Twitter của mình như sau: "Mỗi ngày càng có nhiều tên lửa… Châu Âu thực sự thích điều này?".

 

Hôm 28/3 Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một video được quay bởi UAV Orlan-10 cho thấy khoảnh khắc tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M của Nga phá hủy một tổ hợp Buk-M1 của Ukraine.

Người Đức cũng từng nghĩ như vậy

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Nga chỉ còn khoảng 50% tên lửa hành trình tính đến ngày 26/3. Để so sánh, vào năm 2003 người Mỹ đã bắn gần hết số Tomahawk của mình chỉ trong 1 tháng vào Iraq.

Theo ước tính của tờ Stars and Stripes, Bộ Quốc phòng Nga lẽ ra đã sử dụng hết tên lửa vào ngày 20/3. Và như thông tin được Forbes trích dẫn từ Quân đội Mỹ vào ngày 24/3 - điều đó đã không xảy ra.

Còn theo một lãnh đạo của tổ chức phân tích CSIS Cynthia Cooke, việc sản xuất tên lửa của Nga đang chịu ảnh hưởng do việc phải nhập khẩu các chất bán dẫn và vi mạch từ Phương Tây.

Bà Cook thậm chí không quan tâm đến thực tế là trong ngành công nghiệp quốc phòng ở Nga việc sử dụng các thành phần quan trọng của nước ngoài bị cấm.

 

Cần lưu ý rằng trong các cuộc tập kích vào một kho đạn phản lực ở Kiev hay các kho vũ khí lớn ở Ivano-Frankivsk, máy bay không người lái (UAV) đã được sử dụng để chỉ thị mục tiêu - và có thể thay vì một máy tính đắt tiền là các vi mạch đơn giản đã được lắp đặt trong tên lửa Nga.

Nói cách khác, nếu nhìn từ góc độ kỹ thuật, các cuộc tập kích tên lửa ở Ukraine có thể sẽ rất khác so với Syria - các UAV hầu như luôn theo dõi từ đầu tới cuối quá trình để đảm bảo độ chính xác.

Một lưu ý khác rằng - gần như ở mọi quốc gia - số vũ khí chính xác tầm xa là một bí mật quân sự được "cất sau bảy lớp khóa". Ngay cả khi các quan chức quân sự đưa ra các báo cáo về kho vũ khí - tốt hơn là không nên tin vào những con số mà họ đã công bố.

Có thể nói chắc chắn rằng ở Phương Tây và ở Kiev, họ vẫn không biết câu trả lời mà Nga còn lại bao nhiêu Kalibr, Iskander, Kinzhal ...

Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Anh Sidharth Kaushal, hiện không có ai số liệu về chương trình tên lửa của Nga. Tuy nhiên, một báo cáo mật được tiết lộ vào năm 2018 rằng Nga có thể sản xuất được 180 tên lửa mỗi năm.

 

Svpressa: Phương Tây cho rằng vì chiến dịch ở Ukraine mà Nga sắp hết tên lửa - Thật không? - Ảnh 5.

Ảnh chụp trong nhà máy sản xuất tên lửa cho các tổ hợp S-300, S-400 ở Nga vào năm 2019.

Chuyên gia Eric Tegler của Forbes thì lưu ý:

"Ngay cả Phương Tây cũng đang phải đối mặt với vấn đề dự trữ với tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) Stinger và tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Javelin được gửi đến Ukraine, vì nhu cầu vượt xa sản lượng của Mỹ.

Nếu Mỹ và Châu Âu đang gặp vấn đề với việc sản xuất vũ khí chính xác thì Nga có thể mong đợi điều gì?"

Nhân tiện, có thể lật lại lịch sử khi nói tới việc người Đức từng tự tin họ có thể sản xuất 500 xe tăng mỗi tháng và Liên Xô không thể đạt được điều này trong Trận Stalingrad.

 

Tuy nhiên chỉ trong nửa đầu năm 1942, các nhà máy Liên Xô đã sản xuất 11.000 - và trong nửa sau - 13.500 xe tăng - tức là khoảng 2.200 xe tăng mỗi tháng.

Svpressa: Phương Tây cho rằng vì chiến dịch ở Ukraine mà Nga sắp hết tên lửa - Thật không? - Ảnh 7.

Xe tăng T-34 được lắp ráp tại Nhà máy Máy kéo Chelyabinsk vào năm 1943 (Nguồn: Bảo tàng Nhà máy Máy kéo Chelyabinsk).

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm