T-90 mạnh nhất trong những cỗ tăng nạp đạn tự động?
Nhật Bản cáo buộc tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập lãnh hải / 11 binh sĩ Philippines thiệt mạng trong cuộc đấu súng với phiến quân Abu Sayyaf
Những cỗ tăng mạnh nhất
Theo báo Nga, xe tăng AMX-56 Leclerc bắt đầu được Pháp phát triển vào cuối những năm 1970 và được sản xuất hàng loạt từ năm 1991, trang bị trong quân đội từ năm 1992. Ngày nay, đó là chiếc xe tăng hiện đại được sử dụng đại trà trong lực lượng lục quân Pháp. Đội xe - 3 người (chỉ huy, xạ thủ và lái xe).
Xe được trang bị pháo nòng trơn cỡ 120 mm CN120-26, nòng dài cỡ 52 với hệ thống AZ. Cơ số đạn 40 viên, trong đó 22 viên ở trong AZ, 18 viên bên ngoài. Bản thân bộ nạp đạn tự động được đặt ở phía sau tháp pháo xe tăng trong một khoang đặc biệt.
Đó là một băng chuyền cho phép pháo bắn với tốc độ 10-12 viên mỗi phút, cả từ vị trí đứng yên hay trong khi di chuyển. Xe tăng Pháp được bảo vệ tốt, có đầy đủ các trang thiết bị điện tử hiện đại, cho phép kíp chiến đấu có tầm nhìn bao quát, điều khiển xe tương đối dễ dàng.
Tăng T-90 của Nga.
Sử dụng động cơ turbin 6 thì 6TD-2, 6 xi-lanh đa nhiên liệu, có thể tích 16,3 lít và công suất 1200 mã lực. (giống như trên chiếc T-84 Oplot của Ukraine). Xe được sao chép rõ ràng từ T-72M của Nga. Dòng tăng tiếp theo được trang bị AZ là MBT-2000 do Trung Quốc phát triển. Khi chế tạo cỗ máy này, đã áp dụng tối đa kinh nghiệm của trường phái chế tạo xe tăng Liên Xô. Toàn bộ động cơ và hệ truyền động được thiết kế tại Ukraine.
Pháo nòng trơn 125 mm ZPT-98 - sao chép "lậu" từ 2A46M Liên Xô, ngay từ ban đầu đã được trang bị AZ. Cơ số đạn 39 viên đạn. Nhiều thành phần của hệ thống điều khiển hỏa lực do Pháp sản xuất, tương tự như AMX-56.
Cỗ tăng tiếp theo là chiếc K2 Báo đen của Hàn Quốc. Vũ khí chính là pháo nòng trơn 120 mm, nòng dài cỡ 55. Được các kỹ sư Hàn Quốc phát triển dựa trên pháo tăng nổi tiếng của Đức - Rheinmetal Rh-120, nhưng khác bản gốc ở chỗ được trang bị bộ nạp đạn tự động tương tự như AZMX-56 của Pháp.
Cơ số đạn 40 viên, trong đó chỉ có 16 viên trong AZ, 24 viên đạn còn lại trong khoang xe. Trang bị động cơ tuabin V12 Doosan Infracore DV27K, dung tích 27 lít và công suất 1500 mã lực.
Tăng K2 được coi là mới trong dòng thiết bị quân sự của Hàn Quốc, và về mặt lý thuyết có khả năng thâm nhập thị trường thế giới. Nhưng cấu trúc rất phức tạp về công nghệ và do đó giá thành đắt đỏ: 8,5 triệu USD.
Cỗ tăng cuối cùng đồng thời cũng được đánh giá mạnh nhất trong những cỗ tăng được trang bị hệ thống AZ chính là T-90 và các phiên bản.
Giới chuyên gia gọi T-90 là "xe tăng thành công nhất của thế kỷ 21". Đó là bản hiện đại hóa sâu sắc từ xe tăng T-72. Việc sản xuất T-90 (từ năm 1992 đến nay) cho phép Nga tự tin đứng đầu thế giới trong việc xuất khẩu xe bọc thép. 3\4 tổng số tất cả xe tăng T-90 được sản xuất với nhiều phiên bản khác nhau đã được xuất khẩu.
Sự quan tâm đến chiếc xe này là dễ hiểu - xe tăng Nga kết hợp các đặc tính kỹ thuật tuyệt vời, phẩm chất chiến đấu và chi phí rất thấp. Tùy thuộc vào tùy chọn, xe tăng T-90 được lắp đặt nhiều phiên bản động cơ khác nhau - đa nhiên liệu V-12 với thể tích 38,8 lít và công suất từ 840 - 1000 - 1130 mã lực.
Con số này ít hơn so với xe tăng Pháp hay Hàn Quốc, nhưng cỗ máy Nga nhẹ hơn (46,5 - 48 tấn so với 55 của "Báo Đen", hay gần 58 tấn đối với các phiên bản Leclerc mới nhất.
Nạp đạn tự động không phải là tất cả
Dù không được trang bị hệ thống AZ nhưng tăng M1A2 Abrams vẫn được đánh giá là dòng tăng mạnh thuộc tốp đầu thế giới.
Trong đoạn video mới được Mỹ công khai cho thấy, pháo thủ nạp đạn nhấc một viên đạn M831A1 TP-T (đạn vạch đường bắn tập), đẩy vào buồng nòng và đóng khóa. Trưởng xe, ở bên phải pháo thủ, đã hạ lệnh Bắn!.
Sau khi pháo thủ khai hỏa, buồng nòng trượt về phía sau, hướng về camera, khóa nòng mở và hất vỏ đạn ra. Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams của Mỹ là một trong những loại xe tăng hiện đại cuối cùng trên thế giới còn sử dụng pháo thủ nạp đạn.
Tăng M1A2 Abrams Mỹ khai hỏa. |
Trong khi, hầu hết các loại xe tăng khác, gồm cả T-90 và T-14 Armata của Nga đều có hệ thống máy nạp đạn tự động.
Giới chuyên gia cho rằng, hệ thống đạn tự động sẽ chiếm ít diện tích hơn so với các xe tăng nạp đạn "bằng cơm", cho phép giảm kích thước xe, đồng thời, giảm số người trong kíp xe, tiết kiệm được chừng 25% ngân sách lương bổng và nhất không phải chiêu mộ thêm lính nghĩa vụ vốn đang ngày càng khan hiếm.
Mặc dù lợi thế này khá hấp dẫn, tuy nhiên, không hẳn là nạp đạn bằng tay không có những điểm ưu việt. Xe tăng LeClerc mới nhất của Pháp có hệ thống nạp đạn tự động với tốc độ 12 viên/phút hay mỗi viên chỉ mất 5 giây. Nghe có vẻ nhanh, nhưng trên thực tế, nạp đạn bằng sức người còn nhanh hơn.
Các pháo thủ nạp đạn đầy kinh nghiệm của Mỹ có thể nạp mỗi viên đạn chỉ mất 3 giây. Trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1, một chiếc M1 Abrams đã diệt 3 xe địch chỉ trong vòng có 10 giây. Xét trên khía cạnh khác, có thêm người, kíp xe cũng "dễ thở" hơn, bởi họ chia nhau bảo dưỡng, sửa chữa, vệ sinh nhanh hơn, giúp duy trì hệ số kỹ thuật của xe tốt hơn.
Trong thực tế chiến đấu, kíp xe 4 người có thể “để dành hẳn 1 người” nhô ra ngoài xe để quan sát, trong khi các thành viên còn lại vẫn thừa sức đảm bảo vận hành mọi tính năng cơ bản của xe.
Ngược lại, kíp xe 3 người sẽ phải "trích ra" hoặc pháo thủ, lái xe hoặc trưởng xe ra ngoài, điều đó có nghĩa là xe sẽ không thể chạy cũng chẳng thể bắn, hoặc trưởng xe không thể kịp thời ra lệnh cho kíp xe. Các kíp xe tăng của Mỹ thường nghi ngờ hiệu quả các loại xe tăng không sử dụng phương thức nạp đạn thủ công.
Trong Chiến tranh lạnh, đã có một chuyện hài hước rằng máy nạp đạn tự động trên một chiếc T-72 của Liên Xô đã gặp phải một lỗi ngớ ngẩn là thỉnh thoảng nhầm tay của thành viên kíp xe là đạn và cố nhét cánh tay của anh ta vào buồng nòng!
Và trong quá trình phát triển hệ thống pháo bọc thép XM-8 (gần như một loại xe tăng nhẹ), máy nạp đạn tự động đã vấp phải sự chế nhạo là khi đạn bị kẹt, thành viên kíp xe phải trèo ra ngoài mới xử lý được, điều đó đồng nghĩa với việc anh ta sẽ phơi mình trước mọi loại hỏa lực của đối phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo