Tại sao Bộ Quốc phòng Nga quyết định thành lập Vùng hải quân Azov?
Clip: Khám phá uy lực của “nhện độc” YF-23 Mỹ / Clip: T-6A Texan II - Máy bay huấn luyện hạng nhẹ hàng đầu của Mỹ
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ đầy tham vọng, đó là thành lập mới hai quân khu, hai tập đoàn quân và Vùng hải quân Azov vào cuối năm 2023.
Quy mô của kế hoạch cho thấy Moskva đang chuẩn bị, sẵn sàng cho cuộc đối đầu tiềm tàng với khối quân sự NATO.
Kế hoạch của Moskva còn đặc biệt được quan tâm ở chỗ vùng biển Azov gần đây đã trở thành vùng biển nội địa của Liên bang Nga, trong trường hợp họ giữ vững được khu vực này lâu dài.
Nhiệm vụ chính của các đơn vị Thủy quân lục chiến tại Biển Azov có thể sẽ là bảo vệ căn cứ của Hải quân Nga, cũng như duy trì chế độ hoạt động thuận lợi trong vùng nước và các vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Azov.
Nhóm tác chiến trên sẽ được cung cấp tàu chiến đấu, tàu quét mìn đột kích cũng như các phương tiện khác, và bờ biển sẽ cần được trang bị pháo, tên lửa chống hạm, hệ thống phòng không và hệ thống tác chiến điện tử.
Ngoài ra để thực hiện kế hoạch, có thể cần phải thực hiện một số công việc nhất định tại các cảng Berdyansk, Mariupol và một số khu định cư khác của các vùng Donetsk, Zaporozhye và Kherson đang do Nga tạm kiểm soát.
Trong trường hợp này, không còn nghi ngờ gì nữa, cần phải di chuyển tiền tuyến hiện có đến khoảng cách 250 km từ căn cứ của hạm đội vì sự an toàn của tàu, thủy thủ đoàn và kho đạn dược.
Vùng hải quân Biển Azov được thành lập sẽ giúp giảm bớt phạm vi trách nhiệm của Hạm đội Biển Đen.
Nhờ đó Hạm đội Biển Đen sẽ có thể tập trung toàn lực vào Biển Đen, và trong tương lai mở rộng ra Địa Trung Hải, khi Thổ Nhĩ Kỳ "mở khóa" cho tàu chiến đi qua eo biển Bosphorus.
Tuy nhiên kế hoạch trên của Bộ Quốc phòng Nga đang bị nghi ngờ về tính khả thi, khi họ thiếu các nguồn lực cần thiết để thành lập thêm cả một đơn vị lớn, tương đương với cấp hạm đội.
Gần như toàn bộ nền công nghiệp quốc phòng và kinh tế Nga đang dồn lực cho các đơn vị mặt đất. Dĩ nhiên trong tình cảnh đó hải quân sẽ là ưu tiên thứ yếu sau lực lượng hạt nhân chiến lược, lục quân và không quân.
Hơn nữa, ngay cả Hạm đội Biển Đen của Nga trong lúc này cũng bị đánh giá là chưa phát huy đầy đủ vai trò tác dụng đúng như những gì Bộ quốc phòng và hải quân nước này kỳ vọng.
Trước thực tế trên, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng Nga nên tập trung cho Hạm đội Biển Đen thay vì thành lập một đơn vị quân sự mới có quy mô và vai trò ở mức tương đương.
Một khả năng được nhắc tới đó là Hải quân Nga sẽ điều bớt nhân lực và tàu chiến từ các hạm đội khác tới đơn vị mới thành lập, nhưng điều này cũng bộc lộ nhược điểm, khi những đơn vị cũ đang bị nhận xét chưa đủ sức mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo