Quốc tế

Tại sao chiến đấu cơ thế hệ 5 lại cần đến siêu động cơ?

Sự ra đời của F-22 và Su-35 làm dấy lên cuộc chạy đua máy bay chiến đấu thế hệ 5 giữa các cường quốc bởi chúng sở hữu nhiều tính năng ưu việt như tàng hình tốt, hỏa lực mạnh, tự động hóa cao và khả năng siêu cơ động linh hoạt.

Nghi vấn sai lầm của phi công khiến máy bay Nga cháy rụi, 41 người thiệt mạng / Hãng hàng không Nga thông báo bồi thường cho các nạn nhân vụ tai nạn máy bay

Hiện nay, để đạt được tốc độ siêu thanh, các máy bay chiến đấu thế hệ 5 chủ yếu được trang bị công nghệ kết hợp giữa động cơ cánh quạt phản lực và động cơ lực đẩy vecto.
Theo đó, đối với F-22 của Mỹ, đây là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới áp dụng kỹ thuật kết hợp giữa động cơ cánh quạt phản lực và động cơ lực đẩy vecto. Động cơ lực đẩy vecto là loại động cơ hiện đại nhất hiện nay, cho phép máy bay giữ độ ổn định trong mọi điều kiện tác chiến. Ngay cả khi F-22 bay với vận tốc cực thấp (khoảng 74km/h) nhưng vẫn bảo đảm F-22 bay ổn định cao khi thực hiện kỹ thuật bổ nhào xuống mặt đất.

Tai sao chien dau co the he 5 lai can den sieu dong co?
Máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ. Ảnh: Wikipedia

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao các máy bay chiến đấu hiện đại cần vận tốc cận âm? Theo lý giải của các chuyên gia kỹ thuật quân sự, lý do xuất phát bởi các ưu điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, với vận tốc cận âm, các máy bay có thể thay đổi quỹ đạo bay một cách nhanh chóng, mở rộng phạm vi hoạt động. Tính năng siêu cơ động cho phép máy bay không những thay đổi quỹ đạo bay, trần bay một cách nhanh chóng mà còn có thể đột ngột tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ xuống mức tối đa để tiến hành quan sát thực tế chiến trường, xác định các tham số… Như vậy, phạm vi không chiến trong tương lai sẽ phát triển theo hai hướng là độ cao và tốc độ, từ đó mở rộng phạm vi tác chiến.
Thứ hai, nâng cao năng lực tấn công tầm gần và hiệu suất chiến đấu. Tác chiến ở cự ly gần cho phép máy bay tăng góc đổi hướng một cách nhanh chóng để giành thế chủ động trong cả phòng thủ và tấn công. Các máy bay có tính năng siêu cơ động hiện nay cho phép thay đổi một góc từ 40 - 50 độ/giây để nhanh chóng giành thế chủ động tiêu diệt đối phương khi cận chiến.

Tai sao chien dau co the he 5 lai can den sieu dong co?-Hinh-2
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Ảnh: Wikipedia

Thứ ba, hạn chế tiêu hao thể lực cho phi công, nâng cao hiệu suất chiến đấu. Trong tác chiến đường không trước đây, một máy bay chiến đấu thông thường phải chịu quá tải 6-8g để thoát khỏi sự đeo bám của máy bay đối phương. Điều này khiến thể lực của phi công ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn đến giảm hiệu quả chiến đấu.
Tuy nhiên, với tính năng siêu cơ động như hiện nay, máy bay chỉ chịu chỉ số quá tải 2g để thoát khỏi sự đeo bám của máy bay đối phương. Như vậy, thể lực của phi công không bị giảm nhiều đồng thời nâng cao hiệu qủa tác chiến.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả chiến thuật tác chiến trên không. Trước đây, khi muốn phòng tránh hỏa lực của đối phương, máy bay phải ngoặc gấp hoặc giảm tốc độ đột ngột xuống mức thấp nhất để máy bay của đối phương vượt qua. Từ đó chuyển từ trạng thái bị tấn công sang trạng thái tấn công lại đối phương.
Trong tác chiến đường không hiện nay, chiến thuật tác chiến giành thế chủ động này vẫn phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, với các máy bay có tính năng siêu cơ động, chiến thuật này còn mang lại hiệu quả chiến đấu cao hơn rất nhiều.
Nguyên nhân là vì, tính năng siêu cơ động sẽ giúp các máy bay ngoặt gấp nhanh hơn đồng thời góc ngoặt cũng lớn hơn trước đây rất nhiều, từ đó phòng tránh được hỏa lực của đối phương.Ngoài ra, thiết kế khí động học đặc biệt cho phép các máy bay chiến đấu hiện đại hiện nay đột ngột giảm tốc độ, thậm chí bằng 0. Từ đó giúp phi công thay đổi trạng thái chiến đấu một cách nhanh chóng khi tác chiến.
Tai sao chien dau co the he 5 lai can den sieu dong co?-Hinh-3
Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia

Thứ năm, nhanh chóng thoát khỏi tầm bắn của tên lửa không đối không của đối phương. Hiện nay, các tên lửa không đối không sử dụng 3 phương thức dẫn đường là dẫn đường bằng ra đa, dẫn đường bằng hồng ngoại và dẫn đường bằng phương thức kết hợp. Đối với tên lửa không đối không dẫn đường bằng ra đa, máy bay có tính năng siêu cơ động sẽ đột ngột giảm tốc độ làm cho hệ thống ra đa đối phương không thể thu nhận các luồng bức xạ, qua đó không thể cung cấp thông tin dẫn đường cho tên lửa, đồng nghĩa với việc để mất mục tiêu.
Đối với tên lửa không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại, máy bay có tính năng siêu cơ động sẽ đột ngột thu nhỏ buồng đốt phía đuôi. Điều này sẽ làm cho làm cho thiết bị cảm biến hồng ngoại trang bị trên tên lửa không đối không không thu được luồng bức xạ hồng ngoại, vì vậy sẽ bị mất mục tiêu, không còn khả năng tấn công.
Vũ khí - khí tài
Theo kienthuc.net.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm