Quốc tế

Tại sao hải quân Nga đầu tư vào các tuần dương chiến đấu thời Liên Xô đã hiện đại hóa?

Tuần dương hạm thứ hai của Nga có thể sắp trở lại hoạt động, lần đầu tiên kể từ những năm 1990.

Căn cứ của Iran ở Syria được bảo vệ bởi hệ thống phòng không Nga? / Nga biến Zircon thành tên lửa 2 trong 1 đáng sợ

Tàu Đô đốc Nakhimov, một trong bốn tàu tuần dương hạt nhân lớp Kirov do Liên Xô chế tạo.

Tàu Đô đốc Nakhimov, một trong bốn tàu tuần dương hạt nhân lớp Kirov do Liên Xô chế tạo.

Tàu Đô đốc Nakhimov, một trong bốn tàu tuần dương hạt nhân lớp Kirov do Liên Xô chế tạo vào những năm 1980, dường như đã gần đến giai đoạn cuối cùng của quá trình tái trang bị theo kế hoạch từ lâu và sẽ trở lại hoạt động với một loạt vũ khí sát thương mới. Nếu việc tái thiết vẫn đúng tiến độ, tàu sẽ trở lại phục vụ với tư cách là một trong những tàu chiến mặt nước lớn nhất và mạnh nhất thế giới.

Giống như các tàu cùng lớp, Đô đốc Nakhimov (được đặt theo tên của một đô đốc Nga ở thế kỷ 19, người đã tham gia Chiến tranh Crimea) có lượng giãn nước toàn tải 28.000 tấn và có thể đạt tốc độ 32 hải lý trên một hệ thống động cơ diesel và hạt nhân kết hợp. Tàu được trang bị các loại vũ khí đối hạm, đối không và chống ngầm tiên tiến nhất hiện nay. Ban đầu, tàu Kirov được kỳ vọng sẽ là nòng cốt cho các nhóm tàu nổi độc lập có thể đe dọa các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ và NATO. Để đạt được mục tiêu này, chúng mang theo tên lửa P-700 Granite SSM, tích hợp công nghệ liên lạc phức tạp cho phép tên lửa liên lạc khi bay, với hy vọng rằng ít nhất một tên lửa sẽ tiếp cận tàu sân bay và gây đủ sát thương để loại nó khỏi vòng chiến đấu.

Giống như các dự án hải quân thời kỳ cuối khác của Liên Xô, những chiếc Kirov khác biệt đáng kể về cấu hình cũng như lịch sử hoạt động. Đô đốc Nakhimov gần giống với tàu Pyotr Velikiy, nhưng có hệ thống tên lửa phòng không khác biệt đáng kể.

Dù ra đời đã nhiều năm nhưng Đô đốc Nakhimov chỉ có thời gian phục vụ rất ngắn. Nó ra nhập hải quân vào năm 1989, nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra sau đó vào cuối thời kỳ Liên bang Xô Viết đã làm giảm nhịp độ hoạt động của tàu. Đến năm 1999, nó chuyển sang trạng thái dự bị, như phần lớn hạm đội tàu nổi của Liên Xô cũ. Các kế hoạch tân trang lại tàu Nakhimov bắt đầu xuất hiện vào khoảng năm 2006.

 

Sau khi được trang bị lại, tàu Nakhimov sẽ mang tên lửa đất đối đất 3M22 Zircon, một loại vũ khí nhỏ hơn nhưng tinh vi hơn tên lửa Granite. Các tên lửa Zircon siêu vượt âm có thể đạt tốc độ Mach 8 hoặc cao hơn, cơ động trong quá trình bay, và có tầm bắn khoảng 400km. Nó nhỏ hơn nhiều so với Granite, giúp con tàu có thể mang số lượng vũ khí nhiều gấp ba lần.

Zircon dường như có thể hoán đổi với các tên lửa hành trình tấn công đất liền của Nga, có nghĩa là Nakhimov (và cuối cùng là Pyotr Velikiy, giả sử tàu này được đưa lên cùng một tiêu chuẩn) sẽ có khả năng tấn công trên bộ hiệu quả hơn nhiều so với dự định ban đầu của các tổng công trình sư. Nakhimov cũng sẽ được trang bị một hệ thống tên lửa phòng không được nâng cấp đáng kể (phiên bản hải quân của S-300) và nhiều nâng cấp khác.

Kế hoạch hiện nay là Đô đốc Nakhimov sẽ tái hoạt động vào năm 2022 với một loạt nâng cấp đáng kể. Tàu Pytor Velikiy có thể sẽ bắt đầu được trang bị lại. Sự đóng góp chính của tàu Pyotr Velikiy là một biểu hiện trực quan về sức mạnh hải quân của Nga. Trong khi các tàu ngầm tiếp tục thể hiện cốt lõi sức mạnh hải quân của Nga, có thể mong đợi rằng Đô đốc Nakhimov được tân trang lại sẽ đảm nhận phần lớn vai trò đó, đặc biệt là với tương lai của tàu sân bay Nga (tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov thường xuyên gặp rắc rối) đang được đặt ra. Ngay cả với các hệ thống tên lửa tiên tiến hơn, Nakhimov sẽ có rất ít hy vọng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho một nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ.

Do đó, không khó để tưởng tượng Nakhimov chỉ huy một nhóm tác chiến mặt nước của Nga ngoài khơi bờ biển Syria, Libya, hoặc một điểm nóng khủng hoảng khác. Nó có thể cung cấp khả năng bảo vệ hiệu quả trên mặt đất và trên không cho các khí tàu hải quân của Nga, đồng thời thể hiện cam kết chính trị của nhà nước Nga, theo National Interest.

Nói một cách dễ hiểu hơn, Nakhimov có thể đóng vai trò mà rất nhiều tàu tuần dương và tàu khu trục của Mỹ đã đảm nhận trong ba thập kỷ qua, phóng tên lửa hành trình dẫn đường chính xác chống lại các mục tiêu trên bộ để hỗ trợ Nga hoặc các lực lượng trên bộ đồng minh, hoặc gây ra đủ tổn hại buộc kẻ thù phải phục tùng. Đây là một cải tiến thực sự so với Pyotr Velikiy, với chi phí ít hơn đáng kể so với việc tân trang và vận hành tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm