Quốc tế

Tại sao Không quân Mỹ sợ máy bay chiến đấu Su-35 của Nga?

Theo các nhà phân tích về cán cân quân sự Trung Đông, việc bán máy bay chiến đấu của Nga đang gia tăng ảnh hưởng và sức mạnh của Điện Kremlin trong khu vực.

Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp đến Ukraine? / Sputnik: Trực thăng Ukraine bay cực thấp, tấn công vào lãnh thổ Nga

Sở hữu các sức mạnh tương đương như F-35 và thậm chí cả F-22 nhưng Su-35 Nga chắc chắn không phải là máy bay tàng hình. Tuy nhiên, dòng chiến đấu cơ này lại có đủ sức mạnh để giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến trên không nào.

Nga đã cố gắng thể hiện sức mạnh cơ bắp của mình và tăng cường tầm ảnh hưởng ở Trung Đông bằng cách vận động bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ, và Algeria có lẽ cũng sẽ là khách hàng tiếp theo.

Động thái này xảy ra khi Quân đội Mỹ rút quân khỏi Afghanistan và chuyển trọng tâm chú ý sang Đông Á, thay vì Trung Đông. Có vẻ như, Nga đang tiếp bước những gì Mỹ đã làm trong việc sử dụng “ngoại giao máy bay chiến đấu” ở Trung Đông để có thêm đồng minh và khách hàng trong tương lai.

Theo các nhà phân tích về cán cân quân sự Trung Đông, việc bán máy bay chiến đấu của Nga đang gia tăng ảnh hưởng và sức mạnh của Điện Kremlin trong khu vực.

Ai Cập đã nhận chuyển giao 5 máy bay chiến đấu phản lực Su-35 vào đầu năm 2021. Nếu mọi việc suôn sẻ, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đặt mục tiêu mua Su-35 còn Algeria là khách hàng tiềm năng.

Tại sao Không quân Mỹ sợ máy bay chiến đấu Su-35 của Nga? - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu Sukhoi-35. Ảnh: TASS

Kể từ năm 2014, Sukhoi Su-35 Super Flanker đã trở thành sức mạnh nòng cốt của Không quân Nga, được tích hợp một loạt các ứng dụng và khả năng mới để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên biển và trên bộ.

Su-35 có tầm hoạt động 190 dặm và trần bay là 59.000 feet. Hải quân Mỹ luôn lo ngại về khả năng bắn tên lửa hành trình chống hạm Oniks của Su-35. Dòng chiến đấu cơ này có thể mang tới 8 tấn tên lửa, bom dẫn đường bằng laser và vệ tinh cùng các loại vũ khí khác.

Mặc dù là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư không có khả năng tàng hình nhưng Su-35 sở hữu tính năng cơ động và nhanh nhẹn hơn Su-27 cũng như hệ thống điện tử hàng không tốt hơn. So với Su-27, radar trang bị trên Su-35 đã được nâng cấp và động cơ plasma có lực đẩy cao hơn. Su-35 có tốc độ tối đa hơn 2.400 km/h.

Việc Moscow đẩy mạnh xuất khẩu Su-35 sang Trung Đông là một ví dụ cho thấy rõ chủ trương “ngoại giao máy bay chiến đấu” mà cả Nga và Mỹ đều theo đuổi.

Khi Mỹ từ chối bán máy bay chiến đấu F-35 cho một quốc gia nào đó, lực lượng không quân của quốc gia này chắc chắn sẽ chuyển sang nhà cung cấp khác và Nga là một lựa chọn được ưu tiên.

 

Ví dụ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) muốn mua F-35 nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden lại do dự trong việc hoàn tất giao dịch, ban đầu thì tuyên bố như vậy và sau đó tạm dừng.

Giữa tháng 12/2021, UAE đã gửi thư tới Lầu Năm Góc rút lại đề nghị mua 50 máy bay chiến đấu F-35A, 18 máy bay không người lái General Atomics MQ-9B, lô tên lửa không đối không và không đối đất, phần lớn do Raytheon chế tạo - một phần của thỏa thuận trị giá 23 tỷ USD Mỹ.

Tất nhiên, F-35 tàng hình vượt trội hơn so với Su-35 thế hệ thứ tư, nhưng tiêm kích Nga được đánh giá là sự bổ sung đáng hoan nghênh cho các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và có thể là cả Algeria.

Với việc Mỹ rút khỏi Afghanistan, bối cảnh an ninh ở Trung Đông và Bắc Phi đang thay đổi. Nga đang thiết lập các khách hàng trong khu vực, tương tự như những gì họ đã làm trong Chiến tranh Lạnh qua việc chuyển giao vũ khí.

Bằng cách xuất khẩu các hệ thống quân sự của mình, Điện Kremlin đang kết bạn và gây ra thêm nhiều vấn đề cho các đồng minh của Mỹ như Israel, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê Út.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm