Quốc tế

Tại sao một số cường kích A-10 của Không quân Mỹ được sơn hàm cá mập?

Không phải cường kích A-10 nào cũng được sơn hàm cá mập, Trung tá Matthew Shelly, một phi công A-10 giàu kinh nghiệm và là chỉ huy của Phi đội máy bay chiến đấu 74, nói với Insider.

Mỹ cảnh báo rủi ro khó kiểm soát của tiền số / Năng lực tác chiến điện tử lợi hại giúp Nga vô hiệu hóa UAV Ukraine

Có những chiếc A-10 Thunderbolt II phiên bản thông thường và có cả những phiên bản được sơn hàm cá mập ở phần mũi.

“Không phải chiếc A-10 nào được sơn hàm cá mập”, Trung tá Matthew Shelly, một phi công A-10 giàu kinh nghiệm và là chỉ huy của Phi đội máy bay chiến đấu 74, nói với Insider.

tai sao mot so cuong kich a-10 cua khong quan my duoc son ham ca map hinh anh 1
Một máy bay A-10 được sơn hàm cá mập ở mũi. Ảnh: Không quân Mỹ

Chỉ có Phi đội máy bay chiến đấu 74 và 75 của Nhóm máy bay chiến đấu số 23 và Phi đội máy bay chiến đấu số 76 – trước đây cũng thuộc Phi đoàn 23 nhưng hiện là một phần của đơn vị Dự bị tại Căn cứ Không quân Moody, được sơn hàm cá mập.

“Một số đơn vị A-10 khác cũng sơn hình nghệ thuật ở mũi máy bay, nhưng không phải là hình hàm cá mập biểu tượng”, ông Shelly nói.

Chẳng hạn, Phi đội máy bay chiến đấu 442 của Lực lượng Dự bị Không quân tại Căn cứ Whiteman ở Missouri đã sơn hàm răng cá mập lên chiếc Warthog A-10 vào năm 2015, nhưng có thêm răng nanh dài nhọn.

tai sao mot so cuong kich a-10 cua khong quan my duoc son ham ca map hinh anh 2
Một chiếc A-10 của Phi đội máy bay chiến đấu 442 được sơn hàm cá mập nhưng có thêm chiếc răng nanh dài và nhọn. Ảnh: Không quân Mỹ.

Theo Trung tá Shelly, việc sơn hàm cá mập cho A-10 chỉ được thực hiện với Phi đội máy bay chiến đấu 74, 75 và 76 vì thiết kế mang tính biểu tượng này gắn liền với lịch sử và di sản của họ với tư cách là 3 phi đội “Hổ bay” ban đầu của Nhóm máy bay chiến đấu số 23.

P-40 và phi đội “Hổ bay”

 

Việc sơn hình đặc biệt lên máy bay khá phổ biến trong Thế chiến II. Các hình sơn đa dạng từ hàm răng đến các nhân vật hoạt hình.

Cửa hút gió trên Curtiss P-40, một máy bay tiêm kích và tấn công mặt đất của quân Đồng minh, có hình miệng cá mập.

Những chiếc P-40 đầu tiên có sơn hình miệng cá mập là Tomahawk của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh. Hình sơn này sau đó được Mỹ áp dụng trên những chiếc P-40, còn được gọi là Warhawks.

tai sao mot so cuong kich a-10 cua khong quan my duoc son ham ca map hinh anh 3
Một chiếc P-40 Warhawk sơn hình hàm cá mập của Phi đội Hổ bay tại một triển lãm hàng không năm 2018. Ảnh: Không quân Mỹ.

Đối với Mỹ, hình sơn cá mập “bắt đầu từ Nhóm tình nguyện viên Mỹ, nhóm sau này trở thành Nhóm máy bay chiến đấu số 23”, ông Shelly nói.

Nhóm Tình nguyện viên Mỹ, do Claire Chennault chỉ huy, được biết đến nhiều hơn với cái tên “Hổ bay”. Nhóm này từng giúp Trung Quốc chống Nhật. Họ điều khiển máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất có vẽ hình cá mập nhe răng ở mũi.

 

Nhóm Tình nguyện viên Mỹ giải thể vào mùa hè năm 1942. Nhóm máy bay chiến đấu số 23, khi đó được thành lập với tên gọi Nhóm Truy kích (Đánh chặn) số 23 của Lực lượng Không quân Lục quân Mỹ, đã tiếp nhận một số sĩ quan, phi công và nhân viên bảo trì từ nhóm tình nguyện viên và tiếp quản biệt hiệu cũng như nhiệm vụ của nhóm trong khu vực hoạt động Trung Quốc-Myanmar-Ấn Độ.

Nhóm máy bay chiến đấu số 23 khi đó bao gồm các phi đội máy bay chiến đấu 74, 75 và 76. Tất cả các phi đội này đều đang đóng tại căn cứ Moody.

Ngày nay, Phi đội máy bay chiến đấu 74 và 75 vẫn là một phần của Nhóm máy bay chiến đấu 23 trong khi Phi đội 76 hiện là đơn vị Dự bị của Nhóm máy bay chiến đấu 476. Cả 3 phi đội hiện nay đều sử dụng cường kích A-10 và hợp tác chặt chẽ với nhau tại Moody.

Được biên chế từ những năm 1970, cường kích A-10 Thunderbolt II thường được gọi là “Lợn lòi” (Warthog). Ngoài phần mũi được sơn hình cá mập nhe răng ấn tượng, A-10 còn nổi tiếng với khẩu pháo 30 mm GAU-8 Avenger 7 nòng uy lực.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm