Quốc tế

Tại sao tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal không thể bị ngăn chặn?

Là loại vũ khí được đích thân Tổng thống Mỹ Joe Biden công nhận là không thể ngăn chặn ở thời điểm hiện tại, tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal xứng đáng là vũ khí sẽ đảm bảo an ninh chiến lược của Nga trong nhiều thập niên tới. Vậy tại sao tên lửa Kh-47M2 Kinzhal lại không thể bị ngăn chặn.

Goldman Sachs lý giải vì sao tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc tăng cao / Nga cáo buộc phương Tây làm tăng nguy cơ leo thang xung đột Ukraine

Iskander phiên bản “hàng không”

Sự xuất hiện của dòng tên lửa hành trình siêu thanh thế hệ mới Kh-47M2 Kinzhalđược biết tới rộng rãi sau tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin trong Thông điệp quốc gia Nga năm 2018. Những lời giới thiệu về khả năng đạt tốc độ bay tới Mach 10 (gấp 10 lần tốc độ âm thanh) và hình ảnh về vụ phóng thử tên lửa Kinzhal từ máy bay Mig-31 tại Quân khu phía Nam của Nga đã tạo được ấn tượng mạnh không chỉ với các chuyên gia quân sự thế giới, mà còn cả giới hoạch định quân sự Mỹ và phương Tây. Hiện tại, Kinzhal được coi là tổ hợp vũ khí diệt hạm độc nhất vô nhị trên thế giới, không có vũ khí nào của Mỹ và phương Tây có đủ tính năng để đối trọng.

Tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal có nhiều điểm tương đồng với dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander.

Với những hình ảnh được công khai, cũng như đặc tính khí động học của Kinzhal và kết quả được công nhận trong thực chiến, giới chuyên gia quân sự có thể khẳng định chắc chắn, Kh-47M2 được phát triển trên nền tảng hay biến thể hàng không của tên lửa 9M723-1, thuộc tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander. Hai dòng tên lửa này có nguyên lý hoạt động tương tự nhau. Sau khi rời phương tiện phóng, chúng đều leo cao lên độ cao 18km; sử dụng thế năng để tăng tốc độ bay lên 2.500km… Điểm khác biệt chỉ nằm ở việc Kinzhal sử dụng hệ thống dẫn đường chủ động cho nhiệm vụ diệt hạm và tầm bắn lớn hơn rất nhiều nhờ phóng từ trên không.

Tương tự như Iskander, Kh-47M2 cũng có khả năng tàng hình không chỉ nhờ vận tốc siêu vượt âm tạo ra kén plasma trung hòa về điện khiến các biện pháp theo dõi và giám sát bằng radar vô hiệu, mà nó còn mang nhiều mồi bẫy giả gây khó khăn cho việc phát hiện ra tên lửa trong màn nhiễu. Yếu tố duy nhất khiến tên lửa bộc lộ chính là sự ma sát với không khí đậm đặc ở tầng thấp của khí quyển khiến lớp vỏ của tên lửa dần bay hơi, lớp phủ này khiến tên lửa chói sáng trên bầu trời giống như một ngôi sao băng và tỏa nhiều nhiệt. Tuy nhiên, với chỉ vài phút khi tên lửa đã đạt tốc độ siêu vượt âm để lao tới mục tiêu, việc phát hiện và lên phương án đối phó với Kinzhal gần như không thể ở thời điểm hiện tại.

Ngoài nhiệm vụ diệt hạm, tên lửa Kinzhal cũng có thể sử dụng cho nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên, do giá thành cao, Kinzhal sẽ chỉ được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu có giá trị chiến lược hoặc trong các nhiệm vụ đặc biệt.

Máy bay Mig-31 chỉ là nền tảng phóng thử nghiệm và bước đầu của tên lửa Kinzhal.

Nền tảng phóng Mig-31 chỉ là bước đầu…

Căn cứ vào đặc điểm kỹ-chiến thuật, việc hoán cải máy bay tiêm kích hạng nặng Mig-31 mang tên lửa Kinzhal phù hợp với nhiệm vụ thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ. Trong các nhiệm vụ chiến đấu thực tế, việc mỗi máy bay Mig-31 chỉ có thể mang 1 đạn Kinzhal chỉ khó có thể đáp ứng việc tấn công hủy diệt hoàn toàn mục tiêu. Chính vì thế, tiềm năng thực sự của dòng tên lửa siêu vượt âm này là kết hợp với các nền tảng máy bay ném bom siêu thanh như Tu-22M3 hiện có của Không quân-vũ trụ Nga.

 

Tu-22M3 có hệ thống ra-đa chuyên biệt cho nhiệm vụ diệt hạm và đối đất, cũng như các mấu treo đủ cứng và trọng lượng cất cánh lớn để mang cùng lúc nhiều tên lửa Kinzhal cho nhiệm vụ tấn công.

Hiện tại, Không quân Ngađang biên chế khoảng 60 máy bay Tu-22M3 và vài chục chiếc trong tình trạng niêm cất. Với các gói nâng cấp mới, tầm hoạt động của máy bay ném bom này được tăng lên gần 3.000km. Sự kết hợp giữa Kinzhal và Tu-22M3 sẽ giúp Quân đội Nga có vũ khí tấn công không thể ngăn chặn ở phạm vi 5.000km.

Ngoài các nhiệm vụ cấp chiến thuật, tên lửa siêu vượt âm Kinzhal có thể dễ dàng nâng cấp thành vũ khí cấp chiến lược với đầu đạn hạt nhân.

Khi kết hợp với máy bay ném bom Tu-22M3, năng lực tác chiến của tên lửa Kinzhal sẽ được nâng lên tầm cao mới.

Không quá khó hình dung khả năng răn đe của dòng tên lửa siêu vượt âm với khả năng tấn công chính xác cao và không thể bị ngăn chặn này tới bất kỳ địa điểm nào trên đại lục Á-Âu và một phần châu Phi.

Nga có thể sử dụng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal phiên bản trang bị đầu đạn hạt nhân để tấn công phủ đầu chính xác các vị trí chiến lược tại châu Âu, như các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ đang triển khai hay các vị trí tập kết lực lượng, trung tâm chỉ huy…, mà không có loại vũ khí nào có thể ngăn chặn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm