Quốc tế

Tăng Challenger II mang tên lửa 'đặc trị' T-14 Armata

Nhờ bổ sung tên lửa Brimstone, 'lô cốt di động' Challenger II của Lục quân Hoàng gia Anh có thể diệt T-14 Armata từ 'ngoài đường ngắm thẳng'.

chủ lực (MBT) Challenger II của Lục quân Hoàng gia Anh nổi tiếng là dòng chiến xa có độ bền nhất thế giới, trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh đã ghi nhận có một chiếc an toàn sau khi trúng tới 70 phát đạn chống tăng từ lính Iraq.

Bên cạnh vỏ giáp cực mạnh thì hỏa lực của

xe tăng Challenger II cũng rất đáng gờm với pháo nòng xoắn cỡ 120 mm có khả năng chịu áp lực cao, đủ khả năng tiêu diệt MBT đối phương thông qua chỉ một phát đạn xuyên động năng cao tốc.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của chiến tranh hiện đại, Anh đã quyết định nâng cấp dòng chiến xa huyền thoại của mình bằng cách tích hợp cho nó thứ vũ khí lợi hại bậc nhất chính là tên lửa chống tăng có điều khiển Brimstone, giúp Challenger II có thể tiêu diệt mọi loại chiến xa tiên tiến nhất từ cự ly mà đối phương không thể với tới.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger II với container của tên lửa Brimstone trên nóc tháp pháo.

Nguồn gốc của tên lửa Brimstone bắt đầu từ ngày 7/11/1996, khi Bộ quốc phòng Anh ký với Tập đoàn MBDA hợp đồng phát triển và sản xuất một vũ khí chống thiết giáp thế hệ mới để trang bị cho Không quân Hoàng gia (RAF).

Brimstone có trọng lượng 18,5 kg; dài 1,8 m; đường kính 178 mm. Ban đầu người ta cho rằng mẫu tên lửa này là bản cải tiến của AGM-114 Hellfire khi thay thế đầu dò laser bằng một đầu dò sóng, nhưng thực tế không phải như vậy.

Brimstone được trang bị đầu đạn kiểu TSC, thiết kế thêm một lượng nổ nhỏ ở đầu để phá giáp phản ứng nổ và sau đó là lượng nổ chính lớn hơn nhiều để phá hủy giáp chính. Các chuyên gia quân sự ước tính rằng tên lửa Brimstone có hiệu quả gấp 3 lần so với AGM-65G Maverick và gấp 7 lần khi đặt cạnh bom chùm BL-755.

Giới chức quân sự Anh cho biết trong các chiến dịch không kích, Brimstone đã chứng minh được sự tin cậy và độ chính xác lên tới hơn 90%, trong chiến dịch tại Libya thậm chí con số này còn đạt 98%.

Cận cảnh tên lửa chống tăng có điều khiển Brimstone

Giống như nhiều loại tên lửa chống tăng hiện đại khác, Brimstone cũng có khả năng "bắn và quên", bay theo mục tiêu mà phi công hay trắc thủ đã định sẵn trước khi phóng.

Tên lửa có thể lập trình để thích nghi với từng nhiệm vụ cụ thể, như tự tìm mục tiêu trong một khu vực nhất định (bao gồm cả mục tiêu địch lẫn đồng minh), nó cũng có khả năng tự hủy nếu không tìm thấy mục tiêu trong khu vực được chỉ định.

Ngoài chế độ bán tự động để xác định đối tượng tiêu diệt, tính năng ưu việt khác của tên lửa Brimstone đó là nhận biết được vị trí nào trên mục tiêu sẽ gây thiệt hại nhiều nhất hoặc có thể loại bỏ hoàn toàn đối phương.

Khả năng này có được là nhờ các cảm biến tiên tiến trên tên lửa bao gồm radar tần số cao, cho phép chụp ảnh và quét mục tiêu để chọn vị trí xung yếu nhất. Các thuật toán xác định và hủy diệt mục tiêu cũng sẽ thay đổi linh hoạt nếu nhiều tên lửa cùng được phóng đi cùng lúc và tấn công nhiều đối tượng khác nhau.

Một hay nhiều quả Brimstone có thể bắn được theo các hình thức khác nhau, bao gồm tấn công trực tiếp hoặc gián tiếp với mục tiêu đơn lẻ, chống mục tiêu được xếp thẳng đứng hoặc xếp dàn trải.

Tầm bắn của tên lửa Brimstone đạt 20 km khi phóng từ máy bay cánh cố định hoặc 12 km khi phóng từ trực thăng, con số trên lần lượt là 60 km và 40 km đối với phiên bản Brimstone 2.

Theo Chí Linh/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo