Quốc tế

Tàu ngầm Mỹ trang bị siêu tên lửa chống hạm cho Thái Bình Dương

Lực lượng tàu ngầm Mỹ tại Thái Bình Dương bắt đầu được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa để đối phó với nguy cơ mới từ vùng biển này.

Mỹ chi gần 10 tỷ USD đóng 2 tàu ngầm Columbia / Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm lớp Scorpène thứ năm

Thông báo của Hải quân Mỹ cho biết, Hạm đội Thái Bình Dương của nước này đang đẩy nhanh tiến độ trang bị tên lửa hành trình chống hạm tầm xa cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân.

"Việc Hạm đội Thái Bình Dương được ưu tiên trang bị tên lửa tầm xa nhằm đối phó với nguy cơ ngày càng tăng đến từ Hải quân Nga và Trung Quốc trong khu vực", hạm đội Mỹ ra tuyên bố cho biết.

Tau ngam My trang bi sieu ten lua chong ham cho TBD
Tàu ngầm Mỹ phóng tên lửa Tomahawk.

Theo nguồn tin này, hệ thống tên lửa chống hạm tầm xa được đưa vào trang bị là phiên bản sửa đổi của Tomahawk (chuyên đánh mục tiêu cố định trên mặt đất) có khả năng tấn công mục tiêu động như tàu thuyền trên biển.

"Với gói trang bị mới giúp các tàu ngầm của Hải quân Mỹ có khả năng diệt hạm hiệu quả và xa gấp nhiều lần (gần 2.000km) tên lửa Harpoon hiện nay", nguồn tin cho biết thêm.

Để chính thức được chọn trang bị cho tàu ngầm hạt nhân Mỹ, ngay từ năm 2015, Công ty Raytheon đã tiến hành thử nghiệm thành công khả năng đánh mục tiêu di động của tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk Block IV.

Muốn diệt mục tiêu di động, Raytheon đã trang bị cho phiên bản Block IV đầu tự dẫn. Trong quá trình thử nghiệm, máy bay mang Т-39 đã mô phỏng bay tên lửa hành trình với đầu tự dẫn cải tiến của Tomahawk Block IV lắp trên máy bay.

Nó được trang bị bộ xử lý đa năng module thế hệ mới với anten thụ động, cho phép bảo đảm dẫn và bám các mục tiêu bức xạ di động. Đầu tự dẫn thụ động và bộ xử lý cho phép nhận các tín hiệu từ các mục tiêu trong tình huống điện từ phức tạp.

 

Theo ông Chris Sprinkle – quản lý chương trình phát triển Tomahawk của Raytheon, lợi thế của hệ thống thông tin loại này cho phép tăng cường khả năng theo dõi và tiêu diệt mục tiêu di chuyển cả trên mặt đất và trên mặt nước.

Tomahawk mới không chỉ có khả năng thay đổi mục tiêu sau khi bắn đi mà còn có khả năng gửi các hình ảnh thời gian thực về mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sau trận chiến. Ngoài ra, phiên bản mới còn có khả năng nhận các thông tin về mục tiêu từ hệ thống máy bay không người lái.

Tomahawk cũng có hệ thống định vị bằng camera có tên hệ thống so sánh điện tử - quang học. Không chỉ có vậy, Tomahawk còn có bộ chống nhiễu GPS để có thể hoạt động trong môi trường GPS bị gây nhiễu, không thể hoạt động hiệu quả.

Như vậy, Hải quân Mỹ là lực lượng được trang bị tên lửa hành trình chống hạm có tầm bắn xa hàng đầu thế giới hiện nay. Quyết định trang bị được Mỹ đưa ra sau khi Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh việc tăng cường mối quan hệ với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có ý nghĩa chiến lược với Nga.

Người đứng đầu nước Nga bảy tỏ tin tưởng các nước châu Á - Thái Bình Dương vẫn là thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ quan trọng của thế giới, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cho khu vực này.

 

Đặc biệt, người đứng đầu chính phủ Nga còn tin tưởng rằng, cùng với hợp tác về kinh tế, dịch vụ hàng hóa, một số nước trong khu vực còn là đối tác tốt với Nga trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.

Đánh giá về chiến lược phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Nga, ông Hồ Zheng Wei, chuyên gia Trung Quốc ở nước ngoài tin tưởng quyết định sáng tạo của chính quyền Nga sẽ mang lại kết quả.

"Theo tôi, chính sách mới của Nga ở vùng Viễn Đông sẽ kích thích dòng vốn đầu tư vào khu vực này, tăng cường an ninh quốc phòng với các nước trong khu vực để cạnh tranh trực tiếp với Mỹ - đối thủ cũng đang tăng ảnh hưởng trong khu vực", vị chuyên gia này nói.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm