Quốc tế

Tàu ngầm Nga mang kho Zircon, lặn sâu hơn ngư lôi

Theo RIA, Hải quân Nga sẽ chính thức được tiếp nhận tàu ngầm hạt nhân Yasen-M Kazan vào quý I năm 2021.

Vì sao hải quân Mỹ không muốn đối đầu với tàu ngầm Kilo? / Mỹ trang bị đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ cho tàu ngầm Ohio

Việc trang bị chính thức đã được Hải quân Nga ấn định sau khi chiếc tàu này đã hoàn thành xuất sắc các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước cuối cùng tại Biển Trắng bằng màn thử sức với tên lửa chống hạm Onyx.

"Con tàu đã hoàn thành chu kỳ thử nghiệm và sẵn sàng được bàn giao cho hạm đội. Vào quý I năm 2021, lá cờ Andreev sẽ được kéo lên đã cho thấy điều đó", nguồn tin cho biết. Khi chính thức được trang bị, Hải quân Nga sẽ sở hữu chiếc tàu ngầm có khả năng tấn công đáng sợ với kẻ thù.

Tau ngam Nga mang kho Zircon, lan sau hon ngu loi
Tàu ngầm hạt nhân Nga.

Bởi cùng với khả năng lặn sâu tới 520m (sâu hơn khả năng tấn công của mọi loại ngư lôi Mỹ), tàu lớp Yasen-M được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng phóng thẳng đứng có thể phóng P-800 Oniks, tên lửa hành trình Kalibr-M hoặc tên lửa siêu thanh Zircon với số lượng lên tới 40 quả.

Cùng với đo, con tàu còn được trang bị ống phóng lôi 533mm. Số vũ khí trên cho phép tàu ngầm lớp Yasen-M một mình đương đầu với cả biên đội tàu chiến đối phương. Giới quân sự Nga cho rằng, chỉ với Kalibr-M có tầm bắn bắn trên 4.000km, tàu ngầm hạt nhân Nga có tầm bắn xa gấp đôi "sứ giả chiến tranh" Tomahawk của Mỹ.

Điều đặc biệt ở Kalibr-M là ngoài đầu đạn thông thường, dòng tên lửa này còn mang được cả đầu đạn hạt nhân. "Việc được trang bị loại tên lửa mới giúp cho Yasen-M thực hiện được cả chiến lược răn đe hạt nhân và phi hạt nhân nhằm vào đối thủ của Nga", nguồn tin cho biết.

Cùng với khả năng tấn công tầm xa, điều làm nên sự đặc biệt của Kalibr-M so với tấn cả các loại tên lửa hành trình tầm xa trên thế giới hiện nay là vũ khí Nga có bán kính lệch mục tiêu (CEP) không quá 3m.

Chỉ với độ chính xác khi tấn công mục tiêu, giới chuyên gia cho rằng, Kalibr đã vượt Tomahawk của người Mỹ. Bởi phiên bản BGM-109A Tomahawk có CEP lên tới 80m, trong khi đó phiên bản mới hơn của Tomahawk là BGM-109C có CEP đạt 10m.

 

Một đặc điểm quan trọng là tên lửa Kalibr là chúng có thể chọc thủng bất cứ hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa nào. Kalibr bay ở độ cao từ 50 – 150 m, khi đến gần mục tiêu tên lửa hạ độ cao xuống còn 20 m và tấn công với tốc độ siêu âm, trong khi đó tốc độ của Tomahawk chỉ là cận âm.

Quỹ đạo đường bay tên lửa Kalibr rất phức tạp với sự thay đổi cả về độ cao và hướng bay. Điều đó cho phép nó có thể tiếp cận mục tiêu từ hướng bất ngờ nhất.

Đánh giá về Kalibr, nhà phân tích quân sự của tờ National Interest, ông Sebastien Roblin cho biết, khoảng cách giữa Hải quân Mỹ và Nga đang ngày càng bị thu hẹp, trong phân khúc tên lửa hành trình, Mỹ đã bị Nga vượt qua.

Hiện nay người Mỹ không thể triển khai vũ khí tầm xa hiệu quả trên các tàu mặt nước nhỏ giống như việc Nga trang bị cho hệ thống tàu mặt nước loại tổ hợp tên lửa Kalibr. Đầu những năm 1990, Hải quân Mỹ đã tiến hành phóng hàng trăm tên lửa Tomahawk từ tàu mặt nước và tàu ngầm tấn công vào các mục tiêu ở Trung Đông, Balkan, Bắc Phi và Afghanistan.

Khả năng tiêu diệt chính xác mục tiêu ở khoảng cách 1600km đã làm cho loại tên lửa này trở nên nổi tiếng và rất đắt. Chính vì vậy trong thời gian dài chỉ có Mỹ và Anh là những nước sở hữu loại tên lửa này.

 

Nhưng kể từ khi Nga thực hiện cuộc tấn công vào vị trí khủng bố IS ở Syria bằng tên lửa hành trình Kalibr, vị trí bấy lâu của tên lửa Mỹ đã mất. Đây chính là lý do khiến các nhà quân sự Mỹ đang đau đầu tìm kiếm một loại tên lửa mới đủ mạnh mẽ và tin cậy để có thể thay thế Tomahawk và cạnh tranh được với Kalibr.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm