Quốc tế

Tàu ngầm Nga nào được chế tạo với vai trò ‘sát thủ tàu sân bay Mỹ’

Trong Chiến tranh Lạnh, Hải quân Liên Xô đã phát triển lớp tàu ngầm mang tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân thuộc Dự án 949 Granit để chống lại các nhóm tác chiến tàu sân bay NATO.

Tàu ngầm Nga, Mỹ ganh đua về số lượng tên lửa hành trình / Vì sao Mỹ không theo đuổi dự án tàu ngầm titan như của Liên Xô?

Tàu ngầm mang tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân Dự án 949 Granit (Oscar)

Tàu ngầm mang tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân Dự án 949 Granit (Oscar).

Được NATO gọi là tàu ngầm lớp Oscar, những chiếc tàu ngầm khổng lồ, được đưa vào hoạt động từ năm 1980, là những tàu ngầm mang tên lửa hành trình lớn nhất trong biên chế cho đến khi Hải quân Mỹ chuyển đổi một số tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio (SSBN) sang mang tên lửa hành trình từ năm 2007.

Về lượng choán nước và chiều dài của tàu Oscar, chỉ có lớp Typhoon của Liên Xô/Nga, lớp Borei của Nga và lớp Ohio của Hải quân Mỹ là lớn hơn, nhưng sau đó Hải quân Nga về cơ bản đã cải tiến những tàu này thành Đề án 949A Antey (NATO gọi là lớp Oscar II). Dài hơn 10m so với Dự án 949 ban đầu, lớp tàu cải tiến có thêm không gian cho các thiết bị điện tử, động cơ đẩy êm hơn.

Mỗi tàu ngầm lớp Oscar có lượng choán nước 24.000 tấn và được trang bị 24 bệ phóng tên lửa hành trình Granit và 6 ống phóng ngư lôi. Tên lửa SS-N-19 Granit (tên mã NATO “Shipwreck”) có tầm bắn 550km. Tên lửa có thể được bắn từ các ống cố định với góc tấn xấp xỉ 40 độ trong khi tàu ngầm đang lặn. Các ống phóng ngư lôi này có thể sử dụng cả ngư lôi truyền thống và tên lửa chống hạm tầm ngắn.

Giống như tất cả các tàu ngầm do Liên Xô thiết kế sau Thế chiến II, tàu ngầm lớp Oscar có kết cấu thân tàu kép, bao gồm thân tàu chịu áp lực bên trong và vỏ tàu thủy động lực học bên ngoài. Khoảng trống 3,5m giữa các thân tàu cung cấp lực nổi dự trữ và cải thiện khả năng sống sót trước ngư lôi.

 

Tàu được chia thành mười khoang chính, trong khi một nắp tròn được gia cố trên tháp quan sát cho phép tàu ngầm lao qua các lớp băng ở Bắc Cực.

Theo Naval-Technology, lớp tàu Oscar được trang bị hai kính tiềm vọng, thiết bị vô tuyến và cột radar, được đặt trong khu vực thiết bị có thể thu vào.

Các thủy phi cơ ở mũi tàu có thể được thu vào thân tàu, trong khi tất cả các cơ cấu chính đều có thiết kế mô-đun với hệ thống hấp thụ xung kích hai tầng.

Do kinh phí hạn chế, chỉ có năm tàu lớp Oscar đang hoạt động cùng Hạm đội Phương Bắc và Thái Bình Dương, trong khi một chiếc khác hiện đang được sửa chữa. Một trong những tàu Dự án 949A đầu tiên được hoàn thành sau khi Liên Xô sụp đổ, tàu ngầm Kursk, đã gặp nạn trên biển Barents vào năm 2000 - và đó vẫn là một trong những thảm họa tàu ngầm tồi tệ nhất của Nga.

Tuy nhiên, tháng trước, Bộ Tư lệnh Hải quân Nga đã công bố kế hoạch đưa 7 tàu ngầm Đề án 949A và Đề án 949AM Antey phục vụ cho các Hạm đội Phương Bắc và Thái Bình Dương vào cuối năm 2023. Ngoài ra, vào tháng 3 năm 2020, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov thông báo rằng các tàu Antey sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Kalibr, một phần quá trình nâng cấp tại nhà máy đóng tàu Zvezda ở vùng Viễn Đông của Nga.

 

Ông Borisov nói với Tass vào thời điểm đó: “Nhà máy đóng tàu Zvezda đang tiến hành hiện đại hóa sâu các tàu ngầm hạt nhân Đề án 949A, bao gồm việc thay thế vũ khí trang bị bằng tổ hợp tên lửa Kalibr, thay thế các hệ thống dẫn đường, hỗ trợ sự sống và các hệ thống khác”.

Sau nâng cấp, khả năng tấn công của Antey được nói là sẽ tăng lên ít nhất hai lần khi có khả năng mang theo 48 tên lửa, có thể bao gồm các loại Kalibr-PL, tên lửa siêu vượt âm Oniks hoặc Tsirkon.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm