Quốc tế

Tàu ngầm Nga phá 1,5 m băng để phóng tên lửa

Tuyên bố được Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị-Quân sự MGIMO, Tiến sĩ Khoa học Alexey Podberezkin đưa ra khi nói về khả năng đặc biệt của tàu ngầm Nga.

Nga dồn siêu vũ khí mới đến sát NATO / Mỹ điều loạt phương tiện quân sự vào Đông Bắc Syria sau vụ va chạm với quân đội Nga

Chuyên gia Podberezkin nói: "Để phóng tên lửa, điều cần thiết là tàu ngầm dần dần nổi lên, phá vỡ lớp băng phía trên, sau đó mới phóng tên lửa. Chúng ta đã vượt qua các cuộc thử nghiệm phóng tên lửa sau khi nổi lên. Chưa có ai từng thực hiện điều này ngoại trừ chúng ta. Trong việc này Nga đã đi trước cả thế giới".

Tau ngam Nga pha 1,5m bangdephong ten lua
Tàu ngầm hạt nhân Nga.

Hiện nay công nghệ phóng tên lửa từ vị trí chìm dưới nước chỉ có trên các tàu ngầm Nga. "Vấn đề ở chỗ, tàu ngầm có thể ở vị trí dưới mặt băng trong một thời gian dài, chúng ta đang nói về khoảng thời gian lâu đáng kể - lên đến 90 ngày.

Ngoài ra, tàu phải có các tính năng theo thiết kế để phá băng nổi lên, và lớp băng có thể dày tới một mét rưỡi. Băng được phá vỡ, các bệ phóng nổi lên, và ngay khi lỗ thủng xuất hiện (toàn bộ tàu không cần nổi), tên lửa đã được phóng đi.

Trước tiên chất nổ được kích hoạt, và chỉ sau đó các động cơ hành trình mới được bật lên, tàu ngầm Mỹ không thể làm được điều này. Họ thậm chí nhiều lần đã thành công, nhưng trong điều kiện thoải mái chứ không phải tương tự kiểu thực chiến", Alexey Podberezkin nói.

Theo Sputnik, tuyên bố của vị chuyên gia Nga đưa ra sau khi tạp chí Mỹ Forbes đăng bài thán phục phương pháp phóng tên lửa mới từ dưới lớp băng do các tàu ngầm Nga thực hiện.

Báo Mỹ lưu ý việc bố trí các tàu ngầm ở Bắc Băng Dương giúp có thể phóng tên lửa ICBM theo quỹ đạo tối ưu. Tuy nhiên, điều này cũng có mặt hạn chế: lớp băng dày gây khó khăn cho việc này do trước tiên cần phải phá vỡ mặt băng.

 

Trước đây, người ta chỉ sử dụng hai phương pháp: hoặc thủy thủ đoàn tìm kiếm một lỗ băng, nảy sinh vấn đề trong điều kiện cần nhanh chóng thực hiện mệnh lệnh, hoặc tàu ngầm nổi lên và phá băng bằng thân tàu, nhưng có thể làm hư hỏng kết cấu. Việc nổi lên cũng khiến cho đối thủ tiềm năng có thể phát hiện ra.

Tạp chí Forbes viết: "Các thủy thủ Nga đã nảy ra một ý tưởng tuyệt vời: đầu tiên phóng một tên lửa với đầu đạn sức công phá lớn đục một lỗ trên băng để ICBM có thể đi qua".

Dù nói về khả năng phóng tên lửa tại Bắc Cực nhưng vị chuyên gia Nga đã không đả động gì đến loại tên lửa bắn xuyên băng như báo Mỹ nói mà thay vào đó lần đầu tiên ông tiết lộ khả năng phá lớp băng dày lên tới 1,5m để khai hỏa của tàu ngầm hạt nhân Nga.

Ở thời điểm hiện tại, Nga có lợi thế hơn Mỹ bởi tàu ngầm Nga có kết cấu thân tàu rất chắc chắn có thể xuyên thủng lớp bằng dày một cách dễ dàng. Theo kế hoạch trang bị vũ khí mới được công bố, trước khi kết thúc năm 2020, Hải quân Nga sẽ chính thức trang bị tên lửa siêu thanh cho tàu ngầm Knyaz Vladimir.

Đây là lớp tàu ngầm thuộc thế hệ 4 của Hải quân Nga sở hữu sức mạnh tấn công khủng khiếp. Mỗi chiếc tàu này có thể mang theo 20 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Bulava với đầu đạn phân tách, có khả năng tăng đến 10 khối hạt nhân và vũ khí siêu thanh.

 

Khi không mang SLBM, một chiếc tàu ngầm có thể phóng đi tới 200 tên lửa siêu thanh Zircon. Ngoài ra, tàu còn có 6 ống phóng ngư lôi 533mm cùng hệ thống tên lửa chống ngầm tiên tiến RPK-2 Viyuga. Được biết, sau Zircon, Kinzhal sẽ là dòng tên lửa siêu thanh thứ 2 Nga trang bị cho các đơn vị tại Bắc Cực.

Đây là những tên lửa với khả năng rất độc đáo. Trong khu vực Bắc Cực, Mỹ với tư cách là thành viên của NATO, thậm chí không có cơ hội để ngăn chặn một quả tên lửa siêu thanh của Nga với tốc độ trên 10.000km/h và có quỹ đạo bay không thể tính.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm