Quốc tế

Tàu phá băng hạt nhân xong chuyến đi "lạnh sống lưng" Mỹ

Tàu phá băng chạy năng lượng hạt nhân của Nga Arktika vừa hoàn thành xuất sắc chuyến chạy thử và trở về thành phố Saint Petersburg.

Thổ Nhĩ Kỳ dọa đóng cửa cơ sở nghi Mỹ đặt 50 bom hạt nhân / Israel: Cường quốc hạt nhân số 3 thế giới, chỉ kém Nga và Mỹ?

Giám đốc Atomflot, công ty điều hành hạm đội phá băng của Nga- ông Mustafa Kashka cho biết cuộc thử nghiệm này nhằm kiểm tra khả năng vận hành và tính linh hoạt của con tàu.

Toàn bộ yêu cầu được đề ra trước đó đều đã được Arktika hoàn thành xuất sắc trong chuyến đi biển kéo dài 2 ngày.

Khi tàu Arktika hoàn thành chuyến đi biển đầu tiên, Nga cũng đã sẵn sàng cho chiếc tàu phá băng chạy năng lượng hạt nhân khác là Ural thực hiện chuyến thử thử nghiệm đầu tiên. Ural được hạ thủy hồi đầu năm 2019. Điểm làm nên sự đặc biệt của Ural chính là khả năng phá được lớp băng dày tới 3m.

Tàu phá băng chạy năng lượng hạt nhân Arktika.

Tàu phá băng chạy năng lượng hạt nhân Arktika.

Hiện Ural đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm trước khi chính thức được bàn giao cho Cơ quan năng lượng hạt nhân Nga Rosatom vào năm 2022 sau khi 2 chiếc cùng loại có tên Arktika (Arctic) và Sibir (Siberia) được biên chế.

Theo kế hoạch đến năm 2035 được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố cho biết, ước tính hạm đội tàu phá băng của nước này sẽ đạt tới con số 13 tàu, trong đó 9 tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trong đó có cả những tàu mang vũ khí tấn công tầm xa.

Những con tàu này khi chính thức hoạt động sẽ dần hoàn thiện chiến lược con đường Biển Bắc của Nga.

Trong Tài liệu chiến lược Hải quân Nga được công bố hồi đầu năm 2019, Tổng thống Putin đặc biệt lưu ý Bắc cực là một vùng phát triển quan trọng trong hàng chục năm tới, và ông Putin yêu cầu các tướng lĩnh ưu tiên "bảo vệ quyền lợi Nga ở Bắc cực".

 

Việc bảo vệ vùng bờ biển Bắc cực thuộc Nga luôn có sự hỗ trợ của một số đảo mà trên đó có các căn cứ quân sự của Liên Xô đang được phục hồi, và biển phủ băng dày. Hai yếu tố này giúp ngăn chặn sự xuất hiện của các thế lực hải quân ở vùng lạnh giá này, hạn chế không gian hoạt động của địch, đồng thời bảo đảm sự an toàn cho các tàu ngầm Nga khỏi bị do thám từ trên không.

Nhưng các lợi thế trên cũng là bất tiện cho hải quân Nga. Trước tiên là sự lo ngại về việc nuôi quân đóng trên các đảo, sự vận chuyển các phương tiện và hàng hóa bằng đường biển. Việc Nga dùng tàu phá băng bảo vệ Bắc cực là để giải quyết vấn đề này. Hải quân Nga đã đề xuất một lớp tàu phá băng chạy điện - diesel thế hệ mới.

Việc đóng tàu này do Nga cần tăng cường hiện diện quân sự ở Bắc cực, cùng việc công nghiệp hóa khu vực giàu tài nguyên và năng lượng, dù các nhà bảo vệ môi trường nói hệ sinh thái mong manh của Bắc cực sẽ bị tác động nghiêm trọng.

Ngoài ý định mở rộng thế đứng quân sự ở Bắc cực, Nga cũng càng quan tâm đến quyền lợi kinh tế tại khu vực này. Nga sẽ có thể chở hàng hóa trên lãnh hải của mình, cho phép Nga hoạt động mà không phải dựa vào quyết định của nước khác, và nếu có chiến tranh thì hàng hậu cần sẽ an toàn hơn.

Tuyến đường biển bắc (NSR) cũng cho phép chở hàng từ phía bắc Nga ở châu Âu đến Viễn Đông Nga, nhanh hơn từ 7 đến 22 ngày so với việc tàu hàng vượt kênh đào Suez. Đô đốc Viktor Chirkov cho biết hàng hóa vận chuyển qua NSR đã tăng ổn định từ năm 2011. Từ năm 2019 đến 2020, hàng hóa qua tuyến này sẽ tăng đến 5 triệu tấn/năm.

 

Điều này yêu cầu Nga bảo đảm độ an toàn cho hành lang hàng hải, vì quyền lợi của chính tàu bè Nga và tàu bè các đối tác thân cận. Giới quân sự Nga khẳng định, hạm đội tàu phá băng hùng hậu sẽ giúp Nga hoàn thành những mục tiêu nói trên.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm