Tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc “khủng” hơn hàng không mẫu hạm Nga?
Hãi hùng sức mạnh siêu tiêm kích MiG-41 của Nga / Bất ngờ cách Serbia xử lý 700 xe tăng T-55 huyền thoại
Truyền hình TW Trung Quốc đưa tin hôm 13/8, tàu sân bay thứ 2 của hải quân nước này có khả năng chở ít nhất 36 máy bay chiến đấu phản lực J-15, nhiều hơn 50% tàu sân bay Liêu Ninh do Liên Xô chế tạo mà nước này mua lại từ Ukraine. Nguồn ảnh: wenwweipo
"Mặc dù tàu sân bay thứ 2 tạm được gọi là Type 001A tương tự Liêu Ninh, nhưng nó có mặt boong tối ưu hóa, giảm diện tích vũ khí chiếm dụng, cấu trúc thượng tầng nhỏ hơn với các khu vực boong bổ sung", chuyên gia Li Jie nói với Hoàn Cầu. Nguồn ảnh: Sina
Ông Li phân tích, để chiếm ưu thế trên không trong một trận chiến khu vực cần tới ít nhất 40 máy bay, tàu Liêu Ninh chỉ chở được 24 chiếc là không đủ, với 36 chiếc, Type 001A mở rộng đáng kể khả năng tác chiến. Nguồn ảnh: Sina
Theo Wikipedia, Type 001A là tàu sân bay thứ 2 của Hải quân Trung Quốc, nhưng lại là hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự đóng. Còn tàu được cho là được khởi đóng tại nhà máy Đại Liên tháng 11/2013, hạ thủy ngày 26/4/2017 và hoàn thành vào ngày 25/4/2018 trước khi ra biển thử nghiệm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Type 001A có lượng giãn nước khoảng 55.000 tấn tiêu chuẩn và lên tới 70.000 tấn toàn tải, dài 315m. Kích thước này lớn hơn một chút so với tàu sân bay Liêu Ninh có lượng giãn nước toàn tải 58.600 tấn, dài 304,5m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Type 001A vẫn sử dụng boong phóng kiểu nhảy cầu như tàu sân bay Liêu Ninh. Nguồn ảnh: Wikipedia
Liêu Ninh (CV-16) vốn là tàu sân bay cũ do Liên Xô đóng năm 1985 nhưng đã không thể hoàn thiện sau khi Liên Xô tan rã. Năm 1998, Ukraine bán lại cho một công ty tư nhân của Trung Quốc, và bằng nhiều "chiêu thức" sau cùng nó được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc cải tạo thành tàu sân bay đầu tiên của nước này. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng chú ý, tiêm kích hạm trên tàu sân bay Trung Quốc hiện vốn là phiên bản sao chép mẫu Sukhoi Su-33 của Nga cũng trang bị cho các hàng không mẫu hạm Kuznetsov. Nguồn ảnh: Sina
Theo Wikipedia, J-15 có thể đảm trách mọi nhiệm vụ gồm chiếm ưu thế trên không, tác chiến tiêu diệt tàu mặt nước, tấn công đài radar phòng không đất liền với hệ thống vũ khí đa dạng thông minh. J-15 đạt tốc độ bay Mach 2,4m, tầm bay 3.500km, trần bay 20.000m. Nguồn ảnh: Sina
Tuy nhiên, việc sử dụng boong phóng kiểu nhảy cầu hạn chế tải trọng vũ khí tối đa mà J-15 có thể mang – 8 tấn. Bởi thực tế, để cất cánh bằng boong phóng này, máy bay chỉ có thể cất cánh khi mang trọng lượng trung bình – không được phép tải tối đa nhiên liệu và vũ khí. Ước tính, tải trọng vũ khí J-15 khi cất cánh trên tàu sân bay chỉ là khoảng 2-4 tấn. Nguồn ảnh: mil.cnr
End of content
Không có tin nào tiếp theo