Sự thật gây choáng về tiêm kích tàng hình đầu tiên của thế giới
Lương phi công, giá thành sản xuất, khả năng kiểm soát không phận tuyệt vời và rất nhiều bí ẩn khác về chiếc tiêm kích này là điều không phải ai cũng biết.
Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam sẽ được trang bị rocket dẫn đường nội địa? / Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam có thể mang tên lửa diệt hạm siêu âm BrahMos-A?
Lương của phi công Mỹ điều khiển chiến đấu cơ F-22 Raptor được coi là cao bậc nhất so với lương của các phi công tiêm kích khác. Theo đó, từ năm 2015 lương của phi công F-22 Raptor đã vào khoảng 5.500 USD mỗi tháng, tương đương với khoảng 66.000 USD một năm kèm theo trợ cấp về nhà ở, y tế, giáo dục cho con cái,... Nguồn ảnh: Sina.
Được sản xuất trong thời gian từ năm 1996 tới năm 2011, tổng cộng có 195 chiến đấu cơ F-22 Raptor đã được cho ra đời, trong đó có 187 chiếc được sản xuất hàng loạt, 8 chiếc được sản xuất thử nghiệm. Nguồn ảnh: Sina.
Toàn bộ chương trình nghiên cứu và chế tạo F-22 Raptor có giá 67,3 tỷ USD trong đó mỗi tiêm kích F-22 Raptor có giá xuất xưởng là 150 triệu USD chưa bao gồm chi phí bảo dưỡng, vận hành. Nguồn ảnh: Sina.
F-22 Raptor được trang bị động cơ Pratt & Whitney F119 kèm theo khoang chứ vũ khí bên trong bụng cho phép nó mang theo tối đa sáu tên lửa không đối không tầm trung loại AIM-120C. Nguồn ảnh: Sina.
Lớp vỏ của F-22 Raptor có cấu tạo từ 39% vật liệu titanium, 24% từ nhựa, 16% từ nhôm và 1% từ nhựa nhiệt dẻo. Các hợp chất này kết hợp với nhau để tạo ra lớp vỏ F-22 Raptor độc nhất vô nhị, có khả năng ẩn nấp hoàn hảo và chống phản xạ sóng radar tuyệt vời. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài giá thành sản xuất cao tới không tưởng, chi phí vận hành của F-22 Raptor cũng cao không kém với gái thành vận hành tối đa cho một nhiệm vụ không chiến có thể lên tới 68.000 USD cho một giờ bay. Giá này bao gồm chi phí hao mòn linh kiện, giá lương nhân công chi trả cho việc bảo dưỡng và chi phí nhiên liệu. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới, F-22 Raptor vẫn được trang bị một khẩu pháo cỡ nòng 20mm nòng xoay để đề phòng trường hợp bị ép buộc phải không chiến trên không ở cự ly gần. Nguồn ảnh: Sina.
Nhật từng cố tiếp cận chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ nhưng ngay sau đó quốc hội nước này đã cấm xuất khẩu F-22 ra nước ngoài. Động thái trên được cho là lý do khiến Nhật tự phát triển một loại tiêm kích thế hệ năm nội địa của riêng mình. Nguồn ảnh: Sina.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Dù cùng là tiêm kích thế hệ năm, tuy nhiên F-22 Raptor lại là chiến đấu cơ được tối ưu hoá cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không trong khi đó F-35 lại là loại tiêm kích được tối ưu hoá cho nhiệm vụ yểm trợ mặt đất, vậy nên rất khó để có thể so sánh xem hai tiêm kích thế hệ năm này của Mỹ loại nào "ngon" hơn. Nguồn ảnh: Sina.