Quốc tế

Tàu tàng hình Iran bay trên mặt nước tấn công đối thủ

Tờ Popular Mechanics của Mỹ cho biết, giới quân sự phương Tây đã rất bất ngờ khi Iran đang âm thầm phát triển tàu tên lửa tàng hình tốc độ cao.

Mỹ cáo buộc Iran có liên hệ với Al-Qaeda / Iran: Nga gửi Mỹ ‘thông điệp từ địa ngục’

Chiếc tàu tên lửa Iran đang phát triển có thiết kế hai thân rất giống với tàu tên lửa cao tốc của Triều Tiên từng nhiều lần phóng tên lửa chống hạm trong các cuộc diễn tập.

Theo mô tả của báo Mỹ, con tàu có thể lướt trên bề mặt như tàu đệm khí để phóng tên lửa tấn công mục tiêu và nhanh chóng tránh khỏi tầm tấn công đáp trả từ hỏa lực đối phương.

Tau tang hinh Iranbaytren mat nuoctan cong doi thu
Thiết kế của tàu Iran có nhiều nét tương đồng với tàu tên lửa Triều Tiên.

Để làm được điều đó, tàu được thiết kế 2 thân song song với váy cao su ở phía trước và phía sau, cùng với đó là một túi khí lớn bên dưới. Với thiết kế này, tàu có thể di chuyển với tốc độ siêu nhanh trên bề mặt biển.

Các chuyên gia Mỹ tính toán, con tàu có thể di chuyển hơn 100km/h. Với tốc độ cực nhanh đạt được sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho Iran khi tác chiến trên biển với các tàu chiến cỡ lớn của đối thủ.

Tàu dài khoảng 50m, rộng 14m. Con tàu được vận hành bởi thủy thủ đoàn 15 người, nhưng nó có thể đáp ứng tất cả mọi nhiệm vụ chiến đấu nhờ hệ thống chỉ huy tác chiến tự động.

Khi chính thức đi vào trang bị, Hải quân Iran sẽ sở hữu phương tiện tấn công hàng đầu thế giới bởi cùng với tốc độ cực nhanh, lớp tàu này còn được ứng dụng công nghệ tàng hình và kho vũ khí tấn công có thể đánh chìm bất kỳ chiến hạm cỡ lớn nào.

Hệ thống hỏa lực trên tàu gồm khẩu pháo Gatling 14,5mm. Đây là bản sao của hệ thống vũ khí tầm gần AK-630 của Liên Xô tương tự như Phalanx trên tàu chiến của Hải quân Mỹ.

 

Vũ khí chính khiến đối thủ của Iran e ngại nhất trên lớp tàu này chính là 4 tên lửa hành trình chống hạm Qadir được gắn song song bên bên thượng tầng của tàu.

Dù chưa rõ thời điểm Iran chính thức trang bị lớp tàu chiến này nhưng theo báo Mỹ, con tàu sẽ là bất ngờ lớn Iran dành cho đối thủ. Đây rõ ràng là tiến bộ vượt bậc của Iran.

Nền công nghiệp quốc phòng Iran đã đạt được rất nhiều thành tựu, đã tự lực sản xuất được rất nhiều trang bị quân dụng quan trọng, có hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt là các loại tên lửa tấn công mặt đất, tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm.

Hiện Iran đang triển khai ồ ạt 3 dự án đóng tàu là các tàu khu trục lớp Jamaran, tàu hộ vệ lớp Sahand và lớp Sina. Đặc điểm chung của chúng là đều được trang bị tên lửa chống hạm Qadir.

Ngay từ năm 2010, Iran đã phát triển thành công lớp tàu khu trục tên lửa Jamaran (thực tế là tàu hộ vệ) do các chuyên gia nước này tự thiết kế, chế tạo, chiếc đầu tiên Jamaran 01 (số hiệu 76) được biên chế ngày 21/02/2010.

 

Tàu hộ vệ lớp Jamaran có lượng giãn nước 1420 tấn, tốc độ tối đa 30 hải lý/h (56km/h), thủy thủ đoàn 120-140 người. Trên tàu được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không tầm thấp, ngư lôi, pháo và các hệ thống radar và thiết bị điện tử tiên tiến.

Trên tàu còn trang bị 1 máy bay trực thăng trinh sát chống ngầm. Đặc biệt là trong đó có cả loại tên lửa đối hạm C-802 (sắp tới sẽ được thay thế bằng Qadir tự sản xuất) của Trung Quốc.

Hải quân Iran cũng đã hạ thủy tàu hộ vệ lớp Sahand vào ngày 08/09/2012, tại cảng Abbas. Ngay sau đó, Tehran tuyên bố nghiên cứu, chế tạo tàu hộ vệ cỡ lớn Sina-7, áp dụng nhiều thành tựu công nghệ tiên tiến của nước này và hệ thống vũ khí, trang bị rất hiện đại.

Tàu hộ vệ lớp Sina có lượng giãn nước lớn nhất lên đến trên 2000 tấn. Tàu hộ vệ lớp này có thể được trang bị tên lửa Qadir do Iran tự chế tạo, có tính năng tương tự, thậm chí còn mạnh hơn cả nguyên bản.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm